Giáo Phận Phan Thiết

CHÍNH TOÀ PHAN THIẾT

CHÍNH TOÀ PHAN THIẾT

About us

HẰNG TUẦN, BẤM VÀO MỤC AUDIO BÊN PHÍA TAY PHẢI CÁC BẠN ĐỂ NGHE VÀ HỌC HỎI KINH THÁNH

Thứ Bảy, 4 tháng 4, 2015

THÁNH LỄ TRUYỀN DẦU 2015

Thánh Lễ Truyền Dầu tại Nhà Thờ Chính Tòa.

Năm nay, Lễ Truyền Dầu được tổ chức vào ngày thứ Tư Tuần Thánh (1.4.2015) tại Nhà Thờ Chính Tòa. Đức Cha Giuse Vũ Duy Thống cùng linh mục đoàn giáo phận cử hành Thánh lễ làm phép dầu: Thánh hiến, Dự tòng và Bệnh nhân. Đông đảo tu sĩ nam nữ các cộng đoàn, quý chủng sinh và bà con giáo dân cùng hiệp thông cầu nguyện. Ca đoàn tổng hợp quý thầy, quý nữ tu hát lễ.

Khởi đầu, vị đại diện Giáo xứ Chính tòa dâng lời chúc mừng Đức cha và quý cha và cộng đoàn. Thánh vịnh viết: “Ngọt ngào tốt đẹp lắm thay. Anh em được sống vui vầy bên nhau”. Hình ảnh trước lễ, Đức cha và quý cha tay bắt mặt mừng, chuyện trò vui vẻ, một bầu khí đầm ấm yêu thương hiệp nhất của gia đình giáo phận. Ngày xưa, trong bữa Tiệc Ly, Thầy trò thân mật tình gia đình, Chúa Giêsu đã lập bí tích Thánh thể và Bí tích Truyền chức. Hơn hai ngàn năm qua, Giáo hội luôn sống tinh thần yêu thương hiệp nhất. Chúng con tạ ơn Chúa. Chúng con chúc mừng Đức cha quý cha, quý phó tế trong ngày hôm nay, sum vầy vui vẻ hạnh phúc trong tình thương của Chúa.
Đức cha Giuse bắt đầu thánh lễ với kinh Vinh danh.Thánh lễ ghi đậm nét hình ảnh sống động của giáo hội địa phương. Công đồng Vaticanô II trong sắc lệnh “Christus Dominus” đã xác định: “Giáo phận là một phần Dân Thiên Chúa được giao phó cho một Giám mục chăm sóc, với sự cộng tác của linh mục đoàn, để nhờ liên kết với vị chủ chăn của mình và qua ngài, Giáo phận được tập trung trong Chúa Thánh Thần nhờ Phúc âm và Thánh Thể, làm thành một Giáo hội riêng biệt, trong đó Giáo hội Duy nhất, Thánh thiện, Công giáo và Tông truyền của Chúa Kitô hiện diện và hành động thực sự.” (CD 11).
Đức cha Giuse giảng lễ, suy niệm câu Tin Mừng “vì Chúa đã xức dầu tấn phong tôi” (Lc 4,18).
Thánh lễ hôm nay có tên gọi lễ “làm phép dầu”, lễ “truyền dầu,” hay đơn giản hơn nữa là lễ “dầu”, nhưng cách gọi nào (3 chữ, 2 chữ hay 1 chữ), luôn luôn có chữ không thể thiếu, đó là chữ “dầu”. Dầu là yếu tố quan trọng trong cử hành này, cả trong phần phụng vụ Lời Chúa cũng như trong nghi thức làm phép. Vì thế xin chia sẻ với cộng đoàn một chút hên quan đến dầu, cách riêng câu "Vì Chúa đã xức đầu tấn phong tôi" trong sách ngôn sứ Isaia được lặp đi lặp lại nhiều lần hôm nay.
1/ "Vì Chúa đã xức dầu tấn phong tôi" ứng nghiệm nới Đức Giêsu
Tại hội đường Do Thái ngày sabbat, một thanh niên đứng 1ên đọc sách thánh và giải thích cho cộng đoàn, đó là chuyện bình thường, nhưng mở trúng trang sách Isaia và giải thích kiểu Chúa Giêsu tại hội đường Nazaret như Phúc Âm mô tả quả 1à ngoại thường chỉ xảy đến một 1ần, nhất là qua lời khẳng định "Hôm nay đã ứng nghiệm lời kinh thánh tai quý vị vừa nghe”. Ứng nghiệm ra sao? Thưa tất cả đã được nói đến trong lời tổng nguyện "Thiên Chúa toàn năng hằng hữu đã ban Thánh Thần xức dầu tấn phong Con Một mình làm Đấng Thiên Sai và làm Đức Chúa".
Trong 1ich sử cứu rỗi, dầu được dùng trong nghi thức phong vương, phong ngôn sứ và phong tư tế, một cách mầu nhiệm Đức Giêsu đã được xức dầu tấn phong, được đặt làm Thượng Tế để dâng lễ tế đặc biệt, không nhiều lần như các tư tế đạo cũ, mà chỉ một lần là hiến mạng sống mình chịu chết đến tội thay cho muôn dân, ban ơn giải thoát và tuôn trào sự sống cho nhân loại. Chúa Giêsu cũng được đặt làm Đấng Thiên Sai, ngôn sứ cao cả nhân danh Chúa Cha đến trần gian thi hành sứ mạng cứu độ, và Người còn được đặt làm Đức Chúa, Đấng chiến thắng và tiêu diệt hoàn toàn sự chết. Chúa Giêsu là trung tâm của công cuộc Vượt Qua và dầu là trọng tâm của cử hành này, vì thế mầu nhiệm tưởng nhớ ở đây chính là việc Chúa Giêsu được gọi là Kitô-Đấng được xức dầu, để cảm nghiệm Kinh Thánh ứng nghiệm trên sứ vụ đời mình: Vì Chúa đã xức dầu tấn phong tôi.
2/ "Vì Chúa đã xức dầu tấn phong tôi" áp dụng cho linh mục đoàn
Trong mầu nhiệm Chúa Kitô, hôm nay 1ời "Vì Chúa đã xức dẫu tấn phong tôi” cũng được áp dụng cho các linh mục, khi nhớ lại bí tích truyền chức thánh trong đời mình, ở đó dầu thánh được sử dụng trong nghi thức tấn phong để phát huy tác dụng thanh tẩy và thánh hóa biến những con người bất xứng thành tông đồ của Chúa. Để là hòn đất, cất lên là bụt. Các linh mục, như công đoàn thấy đây, là những con người bình thường như bất cứ ai, cũng mang trong mình những giới hạn và bất toàn, những yếu đuối và tội lỗi, nhưng một khi được tình thương Thiên Chúa chạm đến, cách riêng qua nghi thức xức dầu thánh, thì lập tức được tấn phong làm tư tế để dâng lễ tế phụng sự Thiên Chúa và hiến đời mình để phục vụ dân Chúa.
Trong lễ Truyền Dầu, hàng linh mục sống lại tâm tình của ngày mình được xức dầu tấn phong, nên hôm nay cũng được gọi 1à “sinh nhật của chức linh mục ”. Lát nữa đây, các linh mục sẽ long trọng lặp lại lời hứa đời mình, và sau thánh lễ sẽ nhận lấy dầu thánh để về lại địa phương mà cử hành bí tích cứu độ cho các tín hữu được trao phó cho mình chăm sóc. Nếu việc xức dầu thánh đã biến những người này nên thừa tác viên cứu độ, thì cũng chính bằng việc xức dầu thánh trong các bí tích, họ phân phát ơn cứu rỗi đến với các tín hữu trong giáo xứ. Việc linh mục làm trong mục vụ thánh hóa, như thế, đều diễn ra với ý thức rằng: "Vì Chúa đã xức dầu tấn phong tôi".
3/ "Vì Chúa đã xức dầu tốn phong tôi" áp dụng cho mọi tín hữu
Theo giáo lý Hội Thánh Công Giáo, cần phân biệt chức linh mục phổ quát chung cho mọi tín hữu qua bí tích Rửa Tội và chức linh mục thừa tác riêng cho một số người được tuyển chọn qua bí tích truyền chức thánh. Nếu nhờ bí tích Truyền chức thánh, các linh mục hiệp thông với Giám mục của mình, thi hành tác vụ thánh hóa, giảng dạy và cai quản tại đơn vị nhỏ nhất của Giáo Hội địa phương là Giáo Xứ, thì nhờ bí tích Rửa Tội cộng với bí tích Thêm Sức, tín hữu cũng được xức dầu tấn phong trở thành Kitô hữu, những tư tế để hiến dâng lời kinh và cuộc đời mình nên của lễ đẹp lòng Thiên Chúa mà cầu nguyện cho mình và cho mọi người; trở thành giáo lý viên phục vụ công tác giáo huấn và huấn giáo; và trở thành người tham gia vào việc quản trị tại Giáo Xứ.
Chức linh mục phổ quát và chức linh mục thừa tác khác nhau về cấp bậc và yếu tính, nhưng cũng quy hướng về Chúa Kitô, Đấng Cứu Độ duy nhất, nên hôm nay cũng là ngày kitô hữu kỷ niệm mình được xức dầu trong bí tích Rửa Tội để thuộc về Chúa Kitô mà dâng hy lễ thiêng liêng trong đời, cũng như rao truyền những kỳ công của Chúa, nói tắt là thi hành sứ mạng làm chứng cho Chúa qua cuộc sống đức tin. Và như thể mọi người đều hân hoan cảm nhận "vì Chúa đã Xức dầu tấn phong tôi".
Tóm lại, cử hành lễ Truyền Dầu hôm nay, tín hữu nhớ lại việc mình được xức đầu trong bí tích Rửa Tội, linh mục nhớ lại ngày mình được xức dầu từ bí tích Truyền Chức, để tẩt cả cũng quy về việc Chúa Kitô được xức đầu làm Thượng Tế hiến dâng mạng sống cứu độ muôn người. Việc được xức dầu nối kết chúng ta với Chúa và với nhau. Trong ý nghĩa này, xin cho chúng ta được sốt sắng cử hành tam nhật thánh với trót cả lòng tin tưởng và yêu mến, để thấy ơn Chúa cứu độ đang thể hiện sống động nơi chúng ta.

Sau bài giảng, Linh mục đoàn lập lại lời hứa vâng phục, thánh hóa và giảng dạy theo tinh thần Phúc Âm, nhất là noi gương vị Mục Tử Nhân Lành Giêsu. Được làm môn đệ Chúa Kitô là một thiên chức cao quý. Đức Giám Mục xin cho đời sống các linh mục:
      - Tuyên hứa linh mục là lời tuyên hứa trước giám mục và cộng đoàn.
      - Chấp nhận trách nhiệm phụng vụ cộng đoàn được giao phó, trung thành với lời hứa.
      - Quản lý trung thành đối với các mầu nhiệm của Thiên Chúa khi rao giảng Lời Chúa.
       - Thi hành chức vụ của mình một cách nhiệt thành và vô vị lợi.
       - Trở nên những tôi tớ trung thành của Đức Kitô Thượng Tế.
       - Dẫn đưa người trao được trao phó đến với Chúa Kitô là nguồn mạch duy nhất của ơn cứu độ.

Hôm nay là ngày sinh nhật của chức linh mục, ngày sinh nhật từng linh mục. Mỗi linh mục cảm nhận niềm vui này qua lời đáp ca: “Con xin ca ngợi tình thương của Chúa đến muôn đời”. Mỗi linh mục cảm nhận về hồng ân Thánh Thần hiện diện, cảm nhận được Chúa xức dầu, được Chúa sai trên bước đường sứ vụ.

Xin cầu nguyện cho các linh mục để các ngài được trưởng thành trong Đức Kitô, trung thành với lời cam kết và nhiệt thành với sứ vụ của mình. Xin cầu nguyện cho các linh mục say mê Đức Kitô, như Thánh Phaolô: “Đối với tôi sự sống là Đức Kitô” (x. Pl 1,21).

Người giáo dân yêu mến và luôn cầu nguyện cho các linh mục hàng ngày. Để thực sự trở thành bạn hữu của Chúa, linh mục phải hiểu biết Chúa, phải kết hợp mật thiết với Chúa qua đời sống cầu nguyện và phải kết hợp mật thiết với anh em.

Ban truyền thông

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét