Giáo Phận Phan Thiết

CHÍNH TOÀ PHAN THIẾT

CHÍNH TOÀ PHAN THIẾT

About us

HẰNG TUẦN, BẤM VÀO MỤC AUDIO BÊN PHÍA TAY PHẢI CÁC BẠN ĐỂ NGHE VÀ HỌC HỎI KINH THÁNH

Thứ Bảy, 25 tháng 10, 2014

Phỏng vấn Đức TGM.Phaolô Bùi Văn Đọc
sau Thượng Hội đồng Giám mục ngoại thường về Gia đình

“Mục vụ gia đình là nghệ thuật dưới sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần”

Thượng Hội đồng Giám mục ngoại thường về Gia đình do Đức Thánh Cha Phanxicô triệu tập nhóm họp tại Roma từ ngày 5-10 đã bế mạc vào Chúa nhật 19-10 vừa qua, sau hai tuần lễ thảo luận sôi nổi.
Đức Tổng giám mục Phaolô Bùi Văn Đọc là một trong các nghị phụ tham dự Thượng Hội đồng này với tư cách Chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt Nam.
Ngài vừa trở về Việt Nam để tham dự Hội nghị Thường niên Kỳ II/2014 của Hội đồng Giám mục Việt Nam sắp diễn ra tại Toà Giám mục Nha Trang. Nhân dịp này phóng viên của Trang web Hội đồng Giám mục Việt Nam đã gặp Đức Tổng giám mục Phaolô và được ngài dành cho buổi trao đổi ngắn sau đây:
 Phóng viên (PV): Trọng kính Đức Tổng, Đức Tổng vừa tham dự Thượng Hội đồng Giám mục ngoại thường về Gia đình. Chúng con là những phóng viên của Trang web Hội đồng Giám mục Việt Nam xin được có đôi câu phỏng vấn Đức Tổng.
Thưa Đức Tổng, Đức Tổng có thể cho chúng con biết những vấn đề chính yếu đã được đưa ra bàn thảo trong Thượng Hội đồng Giám mục và hướng giải quyết của những vấn đề này?
Đức Tổng giám mục Phaolô (ĐTGM):Thượng Hội đồng ngoại thường lần này bàn về đời sống gia đình, gia đình nói chung chứ không phải chỉ là hôn nhân hay là hôn phối. Đây là một chủ đề rộng lớn, đặc biệt là những gia đình công giáo trong thế giới hôm nay trước bao nhiêu khó khăn thử thách.
Mục đích của Thượng Hội đồng lần này là lắng nghe các nghị phụ, đặc biệt là các nghị phụ chủ tịch các Hội đồng Giám mục của các quốc gia, để nắm bắt tình hình một cách chắc chắn rồi mới đưa ra đường hướng chung cho toàn thể Giáo hội.
Đường hướng chung của Thượng Hội đồng là kết hợp tình thương và chân lý, lòng thương xót của Thiên Chúa và đòi hỏi bước theo Chúa Kitô trên con đường thập giá. Vì thế điều cốt yếu mà toàn thể Giáo hội vẫn phải kiên nhẫn thực hiện dưới sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần, là sự giáo dục đào tạo hết sức cần thiết cho các gia đình Kitô giáo hôm nay.
PV: Thưa Đức Tổng, theo dõi trên truyền thông chúng con thấy có những vấn đề nổi bậtnhư phá thai, ly hôn, hôn nhân đồng tính, bạo lực và đạo đức trong gia đình, được bàn rất sôi nổi ở trong Thượng Hội đồng. Thưa Đức Tổng, ngoài những vấn nạn đó ra thì Thượng Hội đồng Giám mục còn trao đổi những vấn đề quan trọng nào nữa?
ĐTGM: Thực sự, những vấn đề đã được nêu như phá thai, ly hôn, đồng tính, đó là những vấn đề nổi cộm trong Thượng Hội đồng (tôi dùng chữ nổi cộm chứ không dùng chữ nổi bật) nhưng không choán quá nhiều thời gian của Thượng Hội đồng.
Thượng Hội đồng dùng rất nhiều thời gian để bàn về giáo dục đức tin cho các gia đình Kitô giáo, cho vấn đề mục vụ gia đình.
Dĩ nhiên vấn đề mục vụ gia đình là một nghệ thuật. Trước hết, mục vụ là nghệ thuật trên hết các nghệ thuật, nghệ thuật cao cả nhất như thánh Grêgôriô Cả đã nói. Mục vụ gia đình cũng là nghệ thuật dưới sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần. Đường hướng mục vụ gia đình thì Thượng Hội đồng cố gắng hướng theo con đường đồng hành và thăng tiến, như Chúa Giêsu đồng hành với hai môn đệ trên đường Emmau, dần dần mới nâng lên. Dĩ nhiên, nếu có những lúc phải chữa lành, thì cũng phải chữa lành khi cần thiết. Cho nên mục vụ gia đình có thêm khía cạnh chữa lành. Mục vụ gia đình phải làm thế nào để cho mỗi gia đình Công giáo trở nên một trường học đầu tiên về cách làm người; trường học đầu tiên về xã hội tính, nghĩa là sự giao lưu tiếp xúc gặp gỡ với người khác; trường học đầu tiên về tinh thần Giáo hội và lòng yêu mến Giáo hội; trường học đầu tiên về sự nên thánh vì mọi người Kitô hữu khi chịu phép rửa đều được mời gọi bước theo Chúa Kitô để nên đồng hình đồng dạng với Chúa Kitô.
Điểm thứ hai: Thượng Hội đồng bàn thế nào để có chương trình giáo dục đào tạo thật vững chắc và rõ ràng.
Điểm thứ ba là làm sao biến các gia đình Công giáo thành những tác nhân loan báo Tin Mừng.
Và điểm cuối cùng thì phức tạp hơn, dài hơn, đó là mục vụ gia đình trong những hoàn cảnh khó khăn và khủng hoảng. Làm sao kết hợp tình thương và chân lý, kết hợp như thế nào trong những trường hợp của những người đã ly dị và tái hôn. Đây là vấn đề rất khúc mắc. Rồi trong trường hợp những người sống chung bất hợp pháp, nghĩa là không có bí tích hôn phối, bây giờ rất nhiều và tràn lan trên toàn thế giới. Điểm thứ ba cũng đề cập tới khá nhiều đó là vấn đề toà án hôn phối, làm thế nào để đơn giản hoá thủ tục để đưa về cho Giáo hội địa phương giải quyết giúp các khủng hoảng về đời sống gia đình.
PV: Kính thưa Đức Tổng, xin Đức Tổng chia sẻ cho chúng con biết bầu khí làm việc tạiThượng Hội đồng lần này.
ĐTGM: Bầu khí làm việc tại Thượng Hội đồng thì rất sôi nổi, rất tự do. Có những lúc hội trường nóng lên vì những tranh luận, nhưng cuối cùng cũng hoà hợp trong tình yêu thương bác ái và trong sự hiệp nhất. Có những phát biểu tự do và mạnh dạn, và có rất nhiều người tham gia phát biểu. Chính tôi cũng phát biểu vào phút cuối sau khi vị hướng dẫn đọc lên sứ điệp của Thượng Hội đồng. Tôi nhận xét thế này: “Tôi nhận thấy là sứ điệp của Thượng Hội đồng làm rất hay, nhằm khích lệ và an ủi các thành phần dân Chúa, đặc biệt là các gia đình Công giáo, nhưng có một thiếu sót là các nghị phụ an ủi dân Chúa mà không nhắc đến Đấng an ủi là Chúa Thánh Thần! Cả hội trường – kể cả Đức Thánh Cha – đều cười rộ lên vì thấy đúng nhưng không kịp sửa chữa được nữa vì đã vào phút cuối của Thượng Hội đồng. Đức Thánh Cha một cách nào đó đã bù vào chỗ trống trong diễn văn tự phát của người vào Thượng Hội đồng. Người nói khá nhiều về Chúa Thánh Thần. Người nói: các nghị phụ nói chung nhiều khi chưa mạnh dạn đủ để bước theo sự hướng dẫn và thúc đẩy của Chúa Thánh Thần… Bản thân tôi, tôi rất thích sự đa dạng trong tự do, trong yêu thương hiệp nhất. Đó là bầu khí của Thượng Hội đồng năm nay.
PV:Sau khi họp Thượng Hội đồng Giám mục về, Đức Tổng có hướng mục vụ mới nào chogia đình tại Việt Nam?
ĐTGM: Hướng mục vụ mới thì không biết có mới hay không vì đối với Giáo hội, phải có một cái gốc rất là vững chãi, nhưng lúc nào cũng phải đổi mới. Nếu hỏi về đường hướng mục vụ gia đình thì tôi nghĩ đường hướng này gồm các điểm sau đây:
Trước hết, cơ bản nhất là phải giáo dục đức tin Kitô giáo cho những Kitô hữu, đặc biệt là những gia đình, sâu hơn, kỹ hơn. Giáo dục đức tin Kitô giáo thì gồm ít nhất một số những phần sau đây:
Phần thứ nhất là huấn giáo các bí tích mà tôi có dịp nói đi nói lại trong Thượng Hội đồng trong bài tham luận của tôi. Không phải chỉ bí tích Hôn Phối mà thôi mà những bí tích như bí tích Rửa Tội, bí tích Thêm Sức, bí tích Thánh Thể. Làm sao giáo dục những người Kitô hữu cho thật kỹ các bí tích đó, thì họ sẽ là những con người tương đối vững vàng để bước vào đời sống hôn nhân, sẽ được vững chãi và hạnh phúc trong đời sống hôn nhân.
Điểm thứ hai hết sức quan trọng là mục vụ đồng hành. Đường hướng chung của Giáo hội là muốn đồng hành cùng với các gia đình, mọi gia đình Kitô hữu và mọi gia đình Kitô giáo. Thực sự đồng hành có nghĩa là cùng hành trình với những Kitô hữu, với các gia đình. Mà khi đã nói đồng hành, thì riêng tôi, tôi nghĩ là phải thăm viếng thôi! Nếu không có sự thăm viếng là gặp gỡ đầu tiên thì làm sao đồng hành được! Việt Nam mình có cái khó này là các giáo xứ quá đông, quá lớn, nên các cha không đi thăm viếng giáo dân. Không gặp gỡ không thăm viếng giáo dân và gia đình thì làm sao đồng hành được? Không có cách nào khác hết, cho nên phải khuyến khích tối đa mục vụ thăm viếng. Nếu trong một giáo xứ quá lớn mà không thực hiện được thì phải cần sang điểm thứ ba.
Điểm thứ ba: Tích cực thúc đẩy sự tham gia của giáo dân. Các gia đình Công giáo giờ đây không phải là đối tượng của mục vụ gia đình, của sự chăm sóc của Giáo hội mà trở thành chủ thể của một gia đình cùng với linh mục, cha xứ tham gia vào mục vụ gia đình, đặc biệt là mục vụ thăm viếng đó. Như vậy mới có thể nói là theo hướng của Hội Thánh hiện nay. Đường hướng mục vụ tôi đề ra hiện nay là đường hướng của Hội Thánh. Những cha nào mà ở giáo xứ nhỏ vẫn vui mừng, đừng ham ở giáo xứ lớn. Giáo xứ nhỏ mình có cơ hội đi thăm các gia đình, mình đồng hành với các gia đình, mình thăm các giáo dân, mình đồng hành với các giáo dân, mình đi theo đúng đường hướng mục vụ của Hội Thánh, như vậy thì rất ích lợi. Tôi tin các cha cố gắng hết sức cùng với giáo dân làm việc này thì Giáo hội Việt Nam tiến được một bước rất xa.
PV: Chúng con hết lòng cám ơn Đức Tổng.

(WHĐ, 24.10.2014)

BẢN TIN HẰNG TUẦN SỐ 269

CHÚA NHẬT XXX THƯỜNG NIÊN A
Ngày 26-10-2014
                                    LỜI CHÚA : Mt 22, 34-40
                     Khi ấy, những người biệt phái nghe tiếng Chúa Giêsu đã làm cho những người Sađốc câm miệng, thì họp nhau lại, đoạn một người thông luật trong nhóm họ hỏi thử Người rằng: "Thưa Thầy, trong lề luật, giới răn nào trọng nhất?"
Chúa Giêsu phán cùng người ấy rằng: "Ngươi hãy yêu mến Chúa là Thiên Chúa ngươi hết lòng, hết linh hồn và hết trí khôn ngươi. Ðó là giới răn thứ nhất và trọng nhất. Nhưng giới răn thứ hai cũng giống giới răn ấy là: Ngươi hãy yêu thương kẻ khác như chính mình ngươi. Toàn thể Lề luật và sách các Tiên tri đều tóm lại trong hai giới răn đó".
Suy Niệm:
Qua bài Tin Mừng hôm nay, Ðức Giêsu đã tóm tắt cả các giới luật quy về hai điều quan trọng: mến Chúa - yêu người. Phải yêu Chúa toàn vẹn con người chúng ta; và yêu tha nhân như chính mình. Trong tương quan với Chúa, nhiều khi chúng ta đến với Ngài để thỏa mãn nhu cầu của chúng ta mà thôi. Chúng ta tính toán với Chúa từng giây từng phút. Còn với anh em, chúng ta hẹp hòi, khó tha thứ. Lời Chúa hôm nay cật vấn chúng ta, chúng ta có suy nghĩ gì?
Cầu Nguyện:
Lạy Chúa, xin dạy chúng con luôn ý thức rằng mọi sự đều là của chúa và tất cả những gì chúng con có đều do Chúa ban. Xin ban cho chúng con luôn nhận ra tình yêu của Chúa đối với chúng con, để chúng con biết đáp trả tình Chúa bằng trái tim yêu mến thâm sâu, và sống quảng đại chia sẻ tình thương Chúa cho những anh em đang cần chúng con giúp đỡ. Amen.
HỌC GIÁO LÝ
Câu 1. Hỏi : Các hoàn cảnh ảnh hưởng đến công việc chúng ta làm như thế nào?
Thưa : Các hoàn cảnh có thể giảm thiểu hay gia tăng trách nhiệm của chúng ta, nhưng không bao giờ làm cho việc xấu trở thành tốt được.
Câu 2. Hỏi : Chúng ta không bao giờ được phép làm những việc nào?
Thưa : Chúng ta không bao giờ được phép làm những việc tự nó là xấu nghiêm trọng như lộng ngôn, thề gian, giết người, ngoại tình…
PHỤNG VỤ
 TIN TỨC
TỒNG KẾT QUỸ TRUYỀN GIÁO 2014
Giáo họ Anrê Kim Thông : 4.670.000$, gh Mathêu Phượng: 4.620.000$, gh Giuse Thị : 2.470.000$, gh Ximon Hòa : 6.660.000$, gh Anrê Trông : 13.231.000$ và một số bì thư không ghi giáo họ.Tổng cộng : 35.100.000$. Giáo xứ biểu dương Ban Điều Hành gh Anrê Trông đã tích cực phân phối và thu gom bì thư nên đạt kết quả cao, các gh còn lại chưa tích cực làm việc, nhất là gh Ximon Hòa : số giáo dân đông hơn gh Anrê Trông, nhưng kết quả chưa bằng một nữa gh Anrê Trông.
LỄ BỔN MẠNG GIÁO HỌ GIUSE LÊ ĐĂNG THỊ
Tối ngày 23-10-2014, cha chính xứ đã hướng dẫn giáo dân trong giáo họ tham dự buổi tĩnh tâm theo chương trình năm Tân Phúc Âm Hóa Gia Đình. Cha đề nghị và khuyến khích các gia đình tổ chức đọc kinh tối để nuôi dưỡng đời sống đức tin. Chiều ngày 24-10-2014 cha chánh xứ và cha phụ tá đã cử hành thánh lễ mừng kính thánh bổn mạng của giáo họ.
Thánh Giuse Lê Đăng Thị, sinh 1825 tại Quảng Trị, Giáo dân, Cai Ðội, bị xử giảo ngày 24/10/1860 tại An Hòa, Huế, được phong hiển thánh ngày 19/6/1988.
Giáo họ Giuse Thị (Tam Hiệp cũ)  gồm  P. Đức Nghĩa, Kp 1,2,3 P. Lạc Đạo và Kp 1,2,3 P. Đức Thắng, TP PhanThiết.
Trong 2 tháng vừa qua, cha chánh xứ đã đến thăm được 134 gia đình, còn 40 gia đình chưa tìm ra địa chỉ, một số đi vắng chưa tiếp xúc được, cha sẽ tiếp tục tìm đến thăm hỏi để động viên các gia đình sống đạo, vì qua tiếp xúc mới biết được giáo họ này có số người kết hôn không có bí tích hôn phối, nghỉ đạo, khô khan nguội lạnh, cao nhất trong 5 giáo họ còn lại của giáo xứ.
VUI VỚI NGƯỜI VUI
Anh Fx. Nguyễn Hồng Phong, ở gx Đông Quang, Sài Gòn và chị Têrêxa Hoàng Anh Thủy Kim Thanh, con ông Phêrô Hoàng Minh, ở gh. Anrê Trông, đã cử hành bí tích hôn phối tại nhà thờ Chính Tòa, lúc 4g30 sáng thứ sáu ngày 24-10-2014;
 Anh Tôma Võ Hữu Văn, tân tòng, ở Đức Tân, Tánh Linh, Bình Thuận và chị Matta Nguyễn Thị Hòa, con ông Phêrô Nguyễn Chung, ở gh. Giuse Thị; anh GB. Trần Trung, tân tòng, ở Long Hải, Bà Rịa và chị Maria Nguyễn Thị Thanh Phát, con ông Phêrô Nguyễn Huy Thái, ở gh. Anrê Kim Thông; anh Phaolô Ngô Văn Tùng, con ông Phêrô Ngô Sáng, ở gh. Ximon Hòa và chị Maria Hoàng Thị Rớt, tân tòng, ở Đức Thắng, Phan Thiết đã cử hành bí tích hôn phối tại nhà thờ Chính Tòa, lúc 4g30 sáng thứ bảy ngày 25-10-2014.
Giáo xứ chia vui và cầu chúc cho các đôi bạn sống chung thủy và hạnh phúc bên nhau trong tình yêu của Chúa.
XÂY  NHÀ VỆ SINH CHO NGƯỜI NGHÈO
Vừa qua, giáo xứ đã xây 10 nhà vệ sinh cho người nghèo, 5 cái cho 5 hộ ngoài Công Giáo, 5 cái cho 5 gia đình giáo dân trong 2 giáo họ Ximon Hòa và Anrê Trông. Tổng kinh phí: 44.000.000$, trong đó Công Ty Xây Dựng 368 ủng hộ tiền công thợ và 4.000.000$.
THÔNG BÁO
1. Những ai muốn theo học lớp giáo lý dự tòng và giáo lý hôn nhân khóa I/2015 (từ tháng11-2014 đến tháng 4-2015), xin đến nhà xứ để đăng kí, từ thứ hai đến thứ sáu trong tuần, hạn chót là thứ ba, 11-11-2014.
2. Chiều thứ sáu, 31-10-2014, sau thánh lễ sẽ rước kiệu Đức Mẹ và dâng hoa bế mạc tháng Mân Côi.
3. Thứ bảy ngày 01-11-2014, lễ Các Thánh Nam Nữ, sẽ có hai thánh lễ trọng tại nhà thờ Chính Tòa: 4 giờ 30 sáng, 5 giờ 00 chiều, và một thánh lễ tại nhà thờ Tiến Thành lúc 4g00 chiều.
4. Chúa nhật ngày 02-11-2014, lễ cầu cho các linh hồn, các thánh lễ như Chúa nhật. Các gia đình dọn vệ sinh và chỉnh trang phần mộ của thân nhân.

5. Giáo xứ chân thành cám ơn quý ân nhân ủng hộ: giáo họ Giuse Thị: 2.000.000$, một giáo dân gx Đức Thắng: 1.000.000$, chị Minh Thủy, gh Anrê Kim Thông: 3.000.000$, chị Bình gh Giuse Thị: 1.000.000$, một người xin dấu tên: 1.000.000$.

Thứ Hai, 20 tháng 10, 2014

Thánh lễ kết thúc Thượng Hội Đồng và tôn phong Chân Phước cho Đức Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục

Giữa những tràng pháo tay của mọi người, Đức Giáo Hoàng danh dự Bênêđíctô thứ 16 đang tiến ra lễ đài cùng với Đức Tổng Giám Mục George Ganwaein là bí thư của ngài. Điểm đặc biệt là hôm này ngài mặc áo lễ, nghĩa là hôm nay ngài sẽ cùng đồng tế với Đức Thánh Cha Phanxicô và các nghị phụ của Thượng Hội Đồng Ngoại Thường về Gia Đình trong thánh lễ bế mạc Thượng Hội Đồng và tôn phong Chân Phước cho Đức Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục.

Vị Giáo Hoàng đã nghỉ hưu là một trong ba giám mục còn sống tới ngày nay đã được Đức Thánh Cha Phaolô Đệ Lục tấn phong Hồng Y. Hai vị kia là Đức Hồng Y Paulo Evaristo Arns, Tổng Giám Mục về hưu của Sao Paulo; và Đức Hồng Y William Baum, nguyên Chánh Tòa Ân Giải Tối Cao. Cả hai vị cũng tham dự thánh lễ hôm nay.

Giờ đây Đức Thánh Cha đang kêu gọi anh chị em tín hữu chuẩn bị tâm hồn để cử hành thánh lễ.

Anh chị em, chúng ta hãy nhìn nhận tội lỗi chúng ta, để xứng đáng cử hành mầu nhiệm thánh này.

Chúa yêu thương chúng con và cứu chúng con khỏi tội lỗi. Lạy Chúa, xin thương xót chúng con.

Chúa đã dẫn đưa chúng con vào một vương quốc, cho chúng con được làm tư tế cho Thiên Chúa là Cha toàn năng. Xin Chúa Kitô thương xót chúng con.

Chúa là Alpha và Omega, là nguyên thủy và là cùng đích. Lạy Chúa, xin thương xót chúng con.

Xin Thiên Chúa toàn năng thương xót chúng ta, tha thứ mọi tội lỗi của chúng ta và dẫn đưa chúng ta đến sự sống muôn đời.

Đức Cha Luciano Monari, là Giám Mục giáo phận Brescia, quê hương của Đức Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục, tiến lên trước Đức Thánh Cha để xin ngài tôn phong Chân Phước cho vị Giáo Hoàng.

Ngài nói:

Trọng kính Đức Thánh Cha, con là Giám Mục miền Brescia, khẩn khoản xin Đức Thánh Cha tôn phong Chân Phước cho vị Tôi Tớ Đáng Kính của Thiên Chúa, là Đức Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục.

Đức Thánh Cha Phanxicô công bố như sau:

Thể theo yêu cầu của chư huynh Giám Mục Luciano Monari, là chủ chăn miền Brescia, của nhiều chư huynh khác trong hàng giám mục, và nhiều tín hữu, sau khi tham khảo với các Bộ Phong Thánh, với năng quyền tông đồ của mình, chúng tôi tuyên bố rằng Tôi Tớ Chúa là Đức Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục, từ nay về sau được gọi tôn kính trong hàng Chân Phước và truyền rằng ngày lễ kính trong toàn Giáo Hội sẽ được cử hành hàng năm vào ngày 26 tháng Chín, theo những thứ bậc và chuẩn định được quy định bởi giáo luật.

Nhân danh Cha và Con và Chúa Thánh Thần.

Đức Cha Luciano Monari đã cám ơn Đức Thánh Cha Phanxicô. Ngài nói:

Trọng kính Đức Thánh Cha, con là Giám Mục miền Brescia, chân thành cám ơn Đức Thánh Cha vì ngày hôm nay ngài đã tôn phong Chân Phước cho Người Tôi Tớ Đáng Kính của Chúa là Đức Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục.

Tiểu sử Đức Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục

Tiểu sử của Tân Chân Phước Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục – Văn Phòng Nghi Lễ Phủ Giáo Hoàng

Đức Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục tục danh là Giovanni Battista Montini. Ngài chào đời tại Concesio (Brescia, nước Ý) vào ngày 26 tháng 9 năm 1897. Ngài đã theo học dòng Tên và là thành viên của Tu Hội Thánh Philip Neri tại Brescia. Ngài được thụ phong linh mục ngày 29 tháng 5 năm 1920.

Ngài hoàn tất chương trình triết học và luật dân sự tại Rôma, và giáo luật tại Milan. Ngài được bổ nhiệm làm tùy viên tại Tòa Sứ Thần Tòa Thánh ở thủ đô Warsaw, Ba Lan vào năm 1923, và năm sau, 1924, ngài trở lại Rôma để phục vụ trong Phủ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh. Ngài là tuyên úy cho Liên Đoàn Sinh Viên Đại Học Công Giáo Ý tại Rôma (FUCL - "Federazione Universitaria Cattolica Italiana"), và từ năm 1923 đến 1925, ngài là tuyên úy của Liên Đoàn cấp quốc gia. Trong hai thập niên 1920 và 1930, ngài đã có nhiều hoạt động về tôn giáo và văn hóa tại Ý và cả bên ngoài nữa.

Thời gian làm việc tại Tòa Thánh của ngài đã được Đức Giáo Hoàng Piô XI và Đức Giáo Hoàng Piô XII đánh giá cao. Giữa những năm 1930 và 1937, ngài giảng dạy môn lịch sử ngoại giao Tòa Thánh tại Đại học Latêranô, cho đến ngày 13 tháng 12 năm 1937, khi Đức Giáo Hoàng Piô XI bổ nhiệm ngài làm Phụ Tá Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh. Dù phục vụ chủ yếu trong ngành ngoại giao, ngài đã thực hiện mọi nỗ lực để có thể tham gia trực tiếp vào các công tác mục vụ và chăm sóc cho các linh hồn; ngài cũng đã có nhiều hoạt động bác ái trong các vùng ngoại ô Rôma và đã tham gia vào tổ chức Saint Vincent De Paul.

Trong Thế chiến thứ II, ngài tích cực giúp đỡ người tị nạn và người Do Thái và lãnh đạo phòng Báo Chí Tòa Thánh. Trong giai đoạn cuối chiến tranh, ngài đã giúp hình thành Hiệp hội Công Giáo của người lao động Ý (ACLI - "Associzioni Cattoliche Lavoratori Italiani"). Ngài quan tâm đặc biệt đến sự phát triển của phong trào đảng Dân chủ Kitô Giáo và cổ vũ việc hình thành các tổ chức quốc tế của giáo dân.

Ngày 29 tháng 11 năm 1952, ngài được bổ nhiệm làm Thứ Trưởng Ngoại Giao đặc trách hành chánh sự vụ. Ngày 01 Tháng Mười Một năm 1954, ngài được bổ nhiệm làm Tổng Giám Mục Milan và được tấn phong vào ngày 12 Tháng 12 cùng năm.

Trong giáo phận rộng lớn và phức tạp này, ngài đã sử dụng những phương pháp mới để rao giảng Tin Mừng hầu đối phó với sự gia tăng nhập cư và giúp người dân vượt qua chủ nghĩa duy vật và ý thức hệ Mác-xít, đặc biệt là ở những nơi làm việc. Ngài đã viết chín thư mục vụ cho Giáo Hội nghi lễ Ambrosiô, đã phê duyệt việc xây dựng trên 123 nhà thờ mới, và lãnh đạo một chương trình truyền giáo đô thị lớn nhất chưa từng có trong thế giới Công Giáo. Ngài đã thực hiện các chuyến đi đến Hoa Kỳ, Brazil và nhiều miền truyền giáo ở Châu Phi do tổng giáo phận Milan đảm trách.

Ngày 15 tháng 12 năm 1958, Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII, người đã từng là một người bạn thân thiết với ngài từ năm 1925, đã tấn phong Hồng Y cho ngài. Ngài đã tích cực tham gia vào công tác chuẩn bị cho Công Đồng Chung Vatican II và sau đó tham gia vào đại Công Đồng này.

Vào ngày 21 Tháng Sáu 1963, ngài được bầu làm giáo hoàng với Tông Hiệu là Phaolô Đệ Lục. Trong bối cảnh nhiều thách đố trong xã hội, ngài đã đưa Công Đồng gồm 3 thời kỳ đến kết thúc thành công, khuyến khích các Giáo Hội địa phương mở cửa cho thế giới hiện đại đồng thời bảo tồn truyền thống của mình, trong khi luôn luôn tìm kiếm sự hiệp thông giữa các nghị phụ của Công Đồng.

Ngài đã thực hiện những chuyến tông du đến khắp các lục địa, bắt đầu từ vùng Thánh Địa, nơi đã xảy ra cuộc gặp lịch sử giữa ngài với Đức Thượng Phụ Chính Thống Athenagoras. Những chuyến tông du đã đưa ngài đến Ấn Độ và Liên Hiệp Quốc (1965), Fatima và Thổ Nhĩ Kỳ (1967), Columbia (1968), Geneva và Uganda (1969), và xa hơn về phía đông là Úc và Châu Đại Dương (1970). Ngài cũng thực hiện nhiều chuyến viếng thăm khắp nơi trên lãnh thổ Ý.

Thông điệp đầu tiên của ngài, Ecclesiam Suam (1964), đề cao phương pháp "đối thoại cứu độ" trong Giáo Hội và giữa Giáo Hội với toàn thế giới. Thông điệp khác của ngài là Mysterium Fidei – “Mầu Nhiệm Đức Tin” bàn về bí tích Thánh Thể (1965); Mense Maio – “Tháng Năm" (1965) và Christi Matri - "Mẹ Chúa Kitô" (1966) khẩn cầu Đức Mẹ ban hòa bình cho thế giới; Populorum Progressio - "Sự phát triển của các dân tộc" (1967); Sacerdotalis Caelibatus - "Về đời sống độc thân linh mục" (1967); Humanae vitae "di truyền cuộc sống con người" (1968).

Ngài đã áp dụng các văn bản của Công Đồng và thực hiện các cải tổ do Công Đồng đề xướng. Ngài đưa ra những giáo huấn về hòa bình và thiết lập ngày hòa bình thế giới.

Ngài phải chịu nhiều đau khổ vì các cuộc khủng hoảng liên tục ảnh hưởng đến Giáo Hội trong thời gian đó, nhưng ngài đã tìm thấy niềm an ủi lớn lao trong việc thông truyền đức tin, và bảo đảm nền móng tín lý của Giáo Hội trong một khoảng thời gian đầy những biến động về ý thức hệ (“Năm đức tin”: 1967-1968 và "Kinh Tin Kính của Dân Chúa": 1968). Ngài đã cho thấy một khả năng đáng kể trong việc hòa giải ở mọi lĩnh vực. Ngài thận trọng trong các quyết định của mình, kiên trì những nguyên tắc đã được khẳng định, và hiểu biết sự yếu đuối của con người.

Bằng cách viếng thăm thường xuyên những nơi làm việc và với tông thư Octogesima Adveniens (1971), ngài đã chứng minh cho thế giới thấy mối quan tâm thận trọng và chu đáo của Giáo Hội trước các vấn đề xã hội. Ngài thử nghiệm những cách thức mới để truyền bá đức tin (Tông huấn Evangelii Nuntiandi, 1975), và chia sẻ cách trìu mến những đau khổ của người nghèo. Ngài bảo vệ các giá trị của gia đình và của chính cuộc sống, chống lại ly dị và phá thai. Ngài phải đối diện với những căng thẳng chính trị và xã hội ở một số nước lên đến mức tạo ra những hình thức bạo lực và chủ nghĩa khủng bố; sự phản đối chân thành của Đức Phaolô Đệ Lục đối với bạo lực này được cảm nhận trên thế giới.

Ngài có một cá tính thâm trầm, khiêm tốn và dịu dàng, tin tưởng và chân thành, và có một sự nhạy cảm nhân bản đặc biệt. Ngài là một người có tâm linh sâu sắc - được hình thành trên Kinh Thánh, và trên giáo huấn của các nghị phụ, cũng như các nhà thần học lừng danh trong Giáo Hội. Ngài đã cho thấy đức tin mạnh mẽ, niềm hy vọng vững vàng, và một cuộc sống hàng ngày đầy tình bác ái, thận trọng và đơn giản. Lời cầu nguyện của ngài, đâm rễ sâu trong lời Chúa, phụng vụ và chầu Mình Thánh, tập trung vào Chúa Kitô và được củng cố bởi một lòng sùng kính gương mẫu dành cho Đức Mẹ (Tông huấn Marialis Cultis, 1974).

Từ khi bắt đầu sứ vụ thánh Phêrô của mình, ngài đặc biệt quan tâm đến thệ hệ trẻ, chia sẻ với họ, và với tất cả các tín hữu niềm vui đức tin (Tông huấn Gaudete in Domino, 1975) và "nền văn minh tình yêu" (Năm Thánh, 1975).

Đức Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục đã qua đời tại Castel Gandolfo sau một thời gian ngắn nhiễm bệnh vào ngày 6 tháng 8 năm 1978 đang khi đọc kinh Lạy Cha.

Hai kiệt tác của ngài về tâm linh và tình yêu dành cho Giáo Hội vẫn còn là những tác phẩm thời danh, đó là cuốn Pensiero alla Morte ("Một suy niệm về cái Chết") và Testamento ("Chứng tá").

Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 đã công bố rằng Đức Phaolô Đệ Lục đã "sống một cuộc sống với nhân đức anh hùng" vào ngày 20 Tháng Mười Hai 2012.

Bài giảng của Đức Thánh Cha trong thánh lễ kết thúc Thượng Hội Đồng và tôn phong Chân Phước cho Đức Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục

Chúng ta vừa nghe một trong những câu nói lừng danh nhất trong toàn bộ Tin Mừng: "Hãy trả cho Caesar những gì thuộc về Caesar, hãy trả cho Thiên Chúa những gì thuộc về Thiên Chúa" (Mt 22:21).

Bị thúc giục bởi những người Pharisêu, là những người như muốn đặt ra cho Ngài một bài sát hạch về tôn giáo để bắt lỗi Ngài, Chúa Giêsu đã đưa ra câu trả lời mỉa mai và thông minh này. Đây là một cụm từ nổi bật Chúa đã để lại cho tất cả những ai cảm thấy bối rối lương tâm, đặc biệt là khi đang có những nghi vấn về sự thoải mái của họ, sự giàu có, uy tín, uy quyền và danh tiếng của họ. Điều này xảy ra trong mọi thời; thời nào cũng có.

Chắc chắn Chúa Giêsu đã nhấn mạnh đến phần thứ hai của câu nói này: " hãy trả cho Thiên Chúa những gì thuộc về Thiên Chúa". Điều này đòi hỏi phải nhìn nhận và tuyên xưng - khi đối mặt với bất kỳ thứ quyền bính nào - rằng chỉ có Thiên Chúa là Chúa của nhân loại, ngoài ra không có Chúa nào khác. Đây là sự mới mẻ dù đã có từ muôn thửa vẫn được phát hiện mỗi ngày, và nó đòi hỏi chúng ta phải làm chủ được nỗi sợ hãi thường cảm thấy khi đứng trước những bất ngờ của Thiên Chúa.

Thiên Chúa không sợ những điều mới mẻ! Đó là lý do tại sao Ngài liên tục gây ngạc nhiên cho chúng ta, trong khi mở lòng chúng ta và hướng dẫn chúng ta trong những cách thế thật bất ngờ. Ngài đổi mới chúng ta: Ngài liên tục làm "mới" chúng ta. Một Kitô hữu sống Tin Mừng là "một sự mới mẻ của Thiên Chúa" trong lòng Giáo Hội và thế giới. Thiên Chúa yêu mến sự "mới mẻ" này biết bao!

"Trả cho Thiên Chúa những gì thuộc về Thiên Chúa" có nghĩa là ngoan ngoãn vâng theo thánh ý Ngài, cống hiến cuộc sống của chúng ta cho Ngài và làm việc cho vương quốc đầy lòng thương xót, tình yêu và hòa bình của Ngài.

Đây là nơi mà sức mạnh thực sự của chúng ta được tìm thấy; đây là men của phát triển và muối mang đến hương vị cho tất cả những nỗ lực của chúng ta chống lại sự bi quan tràn lan mà thế giới đề xuất với chúng ta. Đây cũng là nơi mà hy vọng của chúng ta được tìm thấy. Khi chúng ta đặt niềm hy vọng vào Thiên Chúa, chúng ta không chạy trốn thực tại cũng không tìm kiếm một chứng cứ ngoại phạm: thay vào đó, chúng ta đang cố gắng để trả cho Thiên Chúa những gì thuộc về Thiên Chúa. Đó là lý do tại sao Kitô hữu chúng ta nhìn về tương lai, tương lai của Thiên Chúa. Như thế chúng ta có thể sống cuộc sống này viên mãn nhất - với bàn chân của chúng ta đạp trên mặt đất - và can đảm đáp trả bất cứ thách đố mới nào ập đến với chúng ta.

Trong những ngày này, trong Thượng Hội Đồng Giám Mục ngoại thường, chúng ta đã thấy điều này thật là đúng như thế nào. "Thượng Hội Đồng" có nghĩa là "cuộc hành trình với nhau". Và quả thực như thế, các mục tử và giáo dân từ khắp nơi trên thế giới đã đến Rôma, đem theo tiếng nói của Giáo Hội địa phương mình để giúp các gia đình ngày nay đi con đường Tin Mừng với cái nhìn cố định vào Chúa Giêsu. Đó là một kinh nghiệm tuyệt vời, trong đó chúng ta đã sống tinh thần công đồng và đồng đoàn, và cảm thấy sức mạnh của Chúa Thánh Thần đang hướng dẫn và liên tục đổi mới Giáo Hội. Giáo Hội được mời gọi để nhanh chóng tìm kiếm và hàn gắn những vết thương, đồng thời nhen nhóm lại hy vọng đã tàn lụi trong lòng nhiều người.

Trước ân sủng là Thượng Hội Đồng này và trước tinh thần xây dựng mà tất cả mọi người đã thể hiện, hiệp cùng Thánh Tông Đồ Phaolô "Chúng tôi hằng tạ ơn Thiên Chúa về tất cả anh em. Chúng tôi nhắc đến anh em trong lời cầu nguyện " (1 Th 1: 2). Xin Chúa Thánh Thần, là Đấng mà trong những ngày bận rộn này đã giúp chúng ta làm việc quảng đại, trong tự do đích thực và trong sự sáng tạo khiêm tốn, tiếp tục hướng dẫn cuộc hành trình đó, trong các Giáo Hội trên toàn thế giới, và dẫn đưa chúng ta đến Thượng Hội Đồng Giám Mục thường kỳ vào tháng 10 năm 2015. Chúng ta đã gieo và chúng ta tiếp tục gieo, trong kiên nhẫn và bền đỗ, trong niềm xác tín rằng chính Chúa là Đấng làm cho những gì chúng ta đã gieo được tăng trưởng (xem 1 Cor 3: 6).

Trong ngày tôn phong Chân Phước cho Đức Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục này, tôi nghĩ đến những lời qua đó ngài đã thiết định cơ cấu Thượng Hội Đồng Giám Mục: "bằng cách cẩn thận khảo sát các dấu chỉ của thời đại, chúng ta đang nỗ lực để thích nghi với những cách thức và phương pháp ... với nhu cầu ngày càng tăng của thời đại chúng ta và những tình trạng thay đổi của xã hội "(Tông Thư Motu proprio Apostolica Sollicitudo).

Khi chúng ta hướng nhìn về Đức Giáo Hoàng vĩ đại này, người Kitô hữu can đảm này, vị tông đồ không mệt mỏi này, chúng ta không thể không nói trước mặt Thiên Chúa một từ đơn giản nhưng chân thành và quan trọng là cảm ơn! Cảm ơn! Cảm ơn Đức Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục thân thiết và yêu quý của chúng con! Cảm ơn những chứng tá khiêm tốn và tiên tri trong tình yêu đối với Chúa Kitô và Giáo Hội của Người!

Trong ghi chú cá nhân của mình, người cầm lái vĩ đại của Công Đồng đã viết, vào lúc kết thúc phiên cuối cùng rằng: "Có lẽ Chúa đã gọi tôi và dành tôi cho sứ vụ này không phải vì tôi đặc biệt thích hợp với nó, hay là vì tôi có thể chi phối và cứu Giáo Hội khỏi những khó khăn hiện tại, nhưng là để tôi có thể gánh chịu một cái gì đó cho Giáo Hội, và vì thế mọi sự trở nên tỏ tường rằng chính Ngài, chứ không ai khác, là Đấng hướng dẫn và là vị cứu tinh của Giáo Hội "(P. Macchi, Paolo VI Nella sua Parola , Brescia, 2001, tr. 120-121). Trong sự khiêm nhường này, sự hùng vĩ của Chân Phước Phaolô Đệ Lục sáng chói: trước sự ra đời của một xã hội tục hóa và thù địch với Giáo Hội, ngài vẫn có thể vững vàng, với viễn kiến và trí tuệ - và đôi khi đơn độc – lèo lái con thuyền của Thánh Phêrô, trong khi không bao giờ đánh mất đi niềm vui và niềm tin vào Chúa.

Đức Phaolô Đệ Lục thực sự đã "trả lại cho Thiên Chúa những gì thuộc về Thiên Chúa" bằng cách dành toàn bộ cuộc đời mình cho "nhiệm vụ thánh thiêng, trang trọng và nặng nề là tiếp tục theo dòng lịch sử việc mở rộng trên trái đất này sứ vụ của Chúa Kitô" (Bài giảng nghi lễ đăng quang: Insegnamenti I, 1963 , p. 26), trong khi yêu thương Giáo Hội và dẫn dắt để Giáo Hội có thể là "một người mẹ yêu thương của gia đình nhân loại và đồng thời là thừa tác viên ơn cứu độ của thế giới" (Tông thư Ecclesiam Suam, Prologue).

Lời nguyện giáo dân

Mở đầu phần lời nguyện giáo dân, Đức Thánh Cha nói:

Anh em thân mến, chúng ta dâng lên Chúa lời cầu xin để với sự trợ giúp của ân sủng Người, Thiên Chúa có thể được tôn vinh trong mọi sự.

Lạy Chúa, xin soi sáng cho hiền thê của Ngài là Giáo Hội, để nhờ ánh sáng Biến Hình của Chúa; vẻ đẹp của thiên nhan Ngài chiếu rọi trên mọi dân nước.

Lạy Chúa, xin nâng đỡ công việc của các nhà truyền giáo để nhờ đức tin mạnh mẽ mà các ngài rao truyền tất cả mọi người nhận biết rằng Chúa là điều cần thiết duy nhất cho cuộc sống của chúng con.

Lạy Chúa, xin thánh hóa sự kết hợp những cặp vợ chồng Kitô giáo với ân sủng là sự hiện diện của Chúa; để trong tất cả các gia đình nhân phẩm của trẻ em và người cao niên được tôn trọng.

Lạy Chúa, xin gieo vào lòng các nghệ sĩ, các nhà khoa học, và những người nam nữ của văn hóa ước muốn sự thật; để tất cả có thể tham gia trong việc xây dựng một nền văn minh tình thương.

Lạy Chúa Giêsu, nhờ lời cầu bầu của Chân Phước Giáo Hoàng Phaolô VI, người đã dạy chúng con bằng chính cuộc sống của ngài và một tình yêu nhiệt thành cho Chúa và Giáo Hội, xin nghe lời cầu nguyện của chúng tôi và đổ đầy trong chúng con với sự hiện diện của Chúa. Người là Đấng hằng sống hằng trị đến muôn đời.

Tân Chân Phước Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục

Tiểu sử của Tân Chân Phước Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục

Đức Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục tục danh là Giovanni Battista Montini. Ngài chào đời tại Concesio (Brescia, nước Ý) vào ngày 26 tháng 9 năm 1897. Ngài đã theo học dòng Tên và là thành viên của Tu Hội Thánh Philip Neri tại Brescia. Ngài được thụ phong linh mục ngày 29 tháng 5 năm 1920.

Ngài hoàn tất chương trình triết học và luật dân sự tại Rôma, và giáo luật tại Milan. Ngài được bổ nhiệm làm tùy viên tại Tòa Sứ Thần Tòa Thánh ở thủ đô Warsaw, Ba Lan vào năm 1923, và năm sau, 1924, ngài trở lại Rôma để phục vụ trong Phủ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh. Ngài là tuyên úy cho Liên Đoàn Sinh Viên Đại Học Công Giáo Ý tại Rôma (FUCL - "Federazione Universitaria Cattolica Italiana"), và từ năm 1923 đến 1925, ngài là tuyên úy của Liên Đoàn cấp quốc gia. Trong hai thập niên 1920 và 1930, ngài đã có nhiều hoạt động về tôn giáo và văn hóa tại Ý và cả bên ngoài nữa.

Thời gian làm việc tại Tòa Thánh của ngài đã được Đức Giáo Hoàng Piô XI và Đức Giáo Hoàng Piô XII đánh giá cao. Giữa những năm 1930 và 1937, ngài giảng dạy môn lịch sử ngoại giao Tòa Thánh tại Đại học Latêranô, cho đến ngày 13 tháng 12 năm 1937, khi Đức Giáo Hoàng Piô XI bổ nhiệm ngài làm Phụ Tá Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh. Dù phục vụ chủ yếu trong ngành ngoại giao, ngài đã thực hiện mọi nỗ lực để có thể tham gia trực tiếp vào các công tác mục vụ và chăm sóc cho các linh hồn; ngài cũng đã có nhiều hoạt động bác ái trong các vùng ngoại ô Rôma và đã tham gia vào tổ chức Saint Vincent De Paul.

Trong Thế chiến thứ II, ngài tích cực giúp đỡ người tị nạn và người Do Thái và lãnh đạo phòng Báo Chí Tòa Thánh. Trong giai đoạn cuối chiến tranh, ngài đã giúp hình thành Hiệp hội Công Giáo của người lao động Ý (ACLI - "Associzioni Cattoliche Lavoratori Italiani"). Ngài quan tâm đặc biệt đến sự phát triển của phong trào đảng Dân chủ Kitô Giáo và cổ vũ việc hình thành các tổ chức quốc tế của giáo dân.

Ngày 29 tháng 11 năm 1952, ngài được bổ nhiệm làm Thứ Trưởng Ngoại Giao đặc trách hành chánh sự vụ. Ngày 01 Tháng Mười Một năm 1954, ngài được bổ nhiệm làm Tổng Giám Mục Milan và được tấn phong vào ngày 12 Tháng 12 cùng năm.

Trong giáo phận rộng lớn và phức tạp này, ngài đã sử dụng những phương pháp mới để rao giảng Tin Mừng hầu đối phó với sự gia tăng nhập cư và giúp người dân vượt qua chủ nghĩa duy vật và ý thức hệ Mác-xít, đặc biệt là ở những nơi làm việc. Ngài đã viết chín thư mục vụ cho Giáo Hội nghi lễ Ambrosiô, đã phê duyệt việc xây dựng trên 123 nhà thờ mới, và lãnh đạo một chương trình truyền giáo đô thị lớn nhất chưa từng có trong thế giới Công Giáo. Ngài đã thực hiện các chuyến đi đến Hoa Kỳ, Brazil và nhiều miền truyền giáo ở Châu Phi do tổng giáo phận Milan đảm trách.

Ngày 15 tháng 12 năm 1958, Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII, người đã từng là một người bạn thân thiết với ngài từ năm 1925, đã tấn phong Hồng Y cho ngài. Ngài đã tích cực tham gia vào công tác chuẩn bị cho Công Đồng Chung Vatican II và sau đó tham gia vào đại Công Đồng này.

Vào ngày 21 Tháng Sáu 1963, ngài được bầu làm giáo hoàng với Tông Hiệu là Phaolô Đệ Lục. Trong bối cảnh nhiều thách đố trong xã hội, ngài đã đưa Công Đồng gồm 3 thời kỳ đến kết thúc thành công, khuyến khích các Giáo Hội địa phương mở cửa cho thế giới hiện đại đồng thời bảo tồn truyền thống của mình, trong khi luôn luôn tìm kiếm sự hiệp thông giữa các nghị phụ của Công Đồng.

Ngài đã thực hiện những chuyến tông du đến khắp các lục địa, bắt đầu từ vùng Thánh Địa, nơi đã xảy ra cuộc gặp lịch sử giữa ngài với Đức Thượng Phụ Chính Thống Athenagoras. Những chuyến tông du đã đưa ngài đến Ấn Độ và Liên Hiệp Quốc (1965), Fatima và Thổ Nhĩ Kỳ (1967), Columbia (1968), Geneva và Uganda (1969), và xa hơn về phía đông là Úc và Châu Đại Dương (1970). Ngài cũng thực hiện nhiều chuyến viếng thăm khắp nơi trên lãnh thổ Ý.

Thông điệp đầu tiên của ngài, Ecclesiam Suam (1964), đề cao phương pháp "đối thoại cứu độ" trong Giáo Hội và giữa Giáo Hội với toàn thế giới. Thông điệp khác của ngài là Mysterium Fidei – “Mầu Nhiệm Đức Tin” bàn về bí tích Thánh Thể (1965); Mense Maio – “Tháng Năm" (1965) và Christi Matri - "Mẹ Chúa Kitô" (1966) khẩn cầu Đức Mẹ ban hòa bình cho thế giới; Populorum Progressio - "Sự phát triển của các dân tộc" (1967); Sacerdotalis Caelibatus - "Về đời sống độc thân linh mục" (1967); Humanae vitae "di truyền cuộc sống con người" (1968).

Ngài đã áp dụng các văn bản của Công Đồng và thực hiện các cải tổ do Công Đồng đề xướng. Ngài đưa ra những giáo huấn về hòa bình và thiết lập ngày hòa bình thế giới.

Ngài phải chịu nhiều đau khổ vì các cuộc khủng hoảng liên tục ảnh hưởng đến Giáo Hội trong thời gian đó, nhưng ngài đã tìm thấy niềm an ủi lớn lao trong việc thông truyền đức tin, và bảo đảm nền móng tín lý của Giáo Hội trong một khoảng thời gian đầy những biến động về ý thức hệ (“Năm đức tin”: 1967-1968 và "Kinh Tin Kính của Dân Chúa": 1968). Ngài đã cho thấy một khả năng đáng kể trong việc hòa giải ở mọi lĩnh vực. Ngài thận trọng trong các quyết định của mình, kiên trì những nguyên tắc đã được khẳng định, và hiểu biết sự yếu đuối của con người.

Bằng cách viếng thăm thường xuyên những nơi làm việc và với tông thư Octogesima Adveniens (1971), ngài đã chứng minh cho thế giới thấy mối quan tâm thận trọng và chu đáo của Giáo Hội trước các vấn đề xã hội. Ngài thử nghiệm những cách thức mới để truyền bá đức tin (Tông huấn Evangelii Nuntiandi, 1975), và chia sẻ cách trìu mến những đau khổ của người nghèo. Ngài bảo vệ các giá trị của gia đình và của chính cuộc sống, chống lại ly dị và phá thai. Ngài phải đối diện với những căng thẳng chính trị và xã hội ở một số nước lên đến mức tạo ra những hình thức bạo lực và chủ nghĩa khủng bố; sự phản đối chân thành của Đức Phaolô Đệ Lục đối với bạo lực này được cảm nhận trên thế giới.

Ngài có một cá tính thâm trầm, khiêm tốn và dịu dàng, tin tưởng và chân thành, và có một sự nhạy cảm nhân bản đặc biệt. Ngài là một người có tâm linh sâu sắc - được hình thành trên Kinh Thánh, và trên giáo huấn của các nghị phụ, cũng như các nhà thần học lừng danh trong Giáo Hội. Ngài đã cho thấy đức tin mạnh mẽ, niềm hy vọng vững vàng, và một cuộc sống hàng ngày đầy tình bác ái, thận trọng và đơn giản. Lời cầu nguyện của ngài, đâm rễ sâu trong lời Chúa, phụng vụ và chầu Mình Thánh, tập trung vào Chúa Kitô và được củng cố bởi một lòng sùng kính gương mẫu dành cho Đức Mẹ (Tông huấn Marialis Cultis, 1974).

Từ khi bắt đầu sứ vụ thánh Phêrô của mình, ngài đặc biệt quan tâm đến thệ hệ trẻ, chia sẻ với họ, và với tất cả các tín hữu niềm vui đức tin (Tông huấn Gaudete in Domino, 1975) và "nền văn minh tình yêu" (Năm Thánh, 1975).

Đức Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục đã qua đời tại Castel Gandolfo sau một thời gian ngắn nhiễm bệnh vào ngày 6 tháng 8 năm 1978 đang khi đọc kinh Lạy Cha.

Hai kiệt tác của ngài về tâm linh và tình yêu dành cho Giáo Hội vẫn còn là những tác phẩm thời danh, đó là cuốn Pensiero alla Morte ("Một suy niệm về cái Chết") và Testamento ("Chứng tá").

Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 đã công bố rằng Đức Phaolô Đệ Lục đã "sống một cuộc sống với nhân đức anh hùng" vào ngày 20 Tháng Mười Hai 2012.

Thứ Bảy, 18 tháng 10, 2014

BẢN TIN HẰNG TUẦN SỐ 268

CHÚA NHẬT TRUYỀN GIÁO
Ngày 19-10-2014
                  LỜI CHÚA : Mc 16, 15-20
     Ðức Giêsu nói với các môn đệ : “Hãy đi khắp cả thiên hạ rao giảng tin mừng cho mọi loài thụ tạo. Ai tin cùng chịu thanh tẩy thì sẽ được cứu, còn ai không tin thì sẽ bị luận tội. Những dấu lạ này sẽ tháp tùng kẻ tin : nhân danh Ta, chúng sẽ trừ quỷ, nói các thứ tiếng, chúng sẽ cầm rắn trong tay, và dẫu có uống nhằm thuốc độc, thuốc độc cũng chẳng hại được chúng; chúng sẽ đặt tay cho kẻ liệt lào và họ sẽ được an lành mạnh khỏe”.
Vậy sau khi đã nói với họ rồi, Chúa Giêsu được nhắc về trời và ngự bên hữu Thiên Chúa. Còn họ thì ra đi rao giảng khắp nơi, có Chúa cùng họ hoạt động, và củng cố lời bởi phép lạ kèm theo.
Suy niệm :
Trước khi về trời, Chúa Giêsu đã truyền lại và mong muốn các môn đệ của mình thực hiện sứ vụ : “Hãy đi khắp cả thiên hạ rao giảng tin mừng cho mọi loài thụ tạo. Ai tin cùng chịu thanh tẩy thì sẽ được cứu, còn ai không tin thì sẽ bị luận tội. Lệnh truyền của Chúa Giêsu luôn vang vọng đối với tất cả mọi tín hữu. Dù trong hoàn cảnh nào, Giáo hội ngày nay vẫn luôn tha thiết kêu gọi mọi người hãy lên đường làm nhân chứng cho Tin Mừng, đem Tin Mừng của Chúa đến với những người chưa nhận biết.
Tất cả mọi người Kitô hữu đều được mời gọi tham gia vào sứ vụ truyền giáo. Ngay khi lãnh nhận Bí Tích Rửa Tội, mỗi chúng ta đã mang trong mình một trọng trách, đó là sống và loan báo Tin Mừng nước Thiên Chúa.
Cầu nguyện :
Lạy Chúa Giêsu, Chúa luôn mời gọi chúng con lên đường truyền giáo. Xin Chúa ban cho mỗi người chúng con một nghị lực mạnh mẽ để sẵn sàng chấp nhận những vất vả khổ cực trong việc truyền giáo.
Xin cho chúng con biết chấp nhận cả những thất bại, mà vẫn kiên trì lên đường truyền giáo. Và nhất là xin cho mọi người chúng con được Chúa dạy bảo, để biết làm theo ý Chúa. Chỉ có như thế, việc truyền giáo mới có kết quả tốt đẹp. Amen.
HỌC GIÁO LÝ
Câu 1. Hỏi : Chúng ta dựa vào đâu mà biết được một hành vi là tốt hay xấu, nặng hay nhẹ?
Thưa : Chúng ta dựa vào ba điểm này:
-        Một là điều chúng ta chọn tốt hay xấu;
-        Hai là mục đích chúng ta nhắm tốt hay xấu;
-        Ba là hoàn cảnh làm cho hành vi thành tốt hay xấu, nặng hay nhẹ hơn.
Câu 2. Hỏi : Mục đích chúng ta nhắm tới ảnh hưởng đến việc chúng ta làm như thế nào?
Thưa : Mục đích xấu chúng ta nhắm tới khiến việc tốt chúng ta làm trở thành xấu, còn mục đích dù tốt đến đâu cũng không làm cho việc xấu trở nên tốt được, vì mục đích không thể biện minh cho phương tiện.
PHỤNG VỤ
 TIN TỨC
SỨ ĐIỆP NGÀY THẾ GIỚI TRUYỀN GIÁO 19-10- 2014
Nhìn vào thế giới ngày nay vẫn còn rất nhiều người chưa nhận biết Thiên Chúa. Vì thế, trong Sứ điệp ngày Thế Giới Truyền Giáo 2014, ĐTC Phanxicô kêu gọi mọi thành phần trong Giáo Hội phải ra sức truyền giáo, vì Hội Thánh tự bản chất là truyền giáo: Hội Thánh được khai sinh để “đi ra”. Do đó, ngày thế giới truyền giáo là giờ phút đặc biệt để các tín hữu trên khắp các châu lục dấn thân cầu nguyện và có những hành vi liên đới cụ thể để nâng đỡ các Giáo hội trẻ tại các xứ truyền giáo. Đây là một cuộc biểu dương ân sủng và niềm vui. Niềm vui của Chúa Giêsu và các môn đệ truyền giáo chúng ta sẽ gặp thấy trong Tin Mừng Thánh Luca (Lc 10,21-23).
Bởi thế, ĐTC Phanxicô nhắn nhủ và mời gọi chúng ta đừng để mình bị tước mất niềm vui của việc loan báo Tin Mừng. Nhưng chúng ta phải đắm mình vào niềm vui của Tin Mừng và nuôi dưỡng một tình yêu có thể thắp sáng ơn gọi và sứ mạng của chúng ta. Như thể chúng ta đang làm một cuộc hành hương nội tâm, hãy nhớ lại “mối tình đầu” mà Đức Giêsu Kitô đã dùng để sưởi ấm lòng chúng ta, không phải vì tiếc nuối quá khứ, nhưng để kiên trì trong niềm vui. Các môn đệ của Đức Kitô luôn luôn vui mừng khi cảm nhận sự hiện diện của Ngài, khi thi hành ý Ngài và chia sẻ đức tin, đức cậy và đức ái Phúc Âm của mình cho người khác.
Nhờ lời chuyển cầu của Đức Maria, mẫu gương loan báo Tin Mừng một cách khiêm nhường và vui vẻ, chúng ta cầu xin cho Hội Thánh trở nên một mái nhà niềm nở tiếp đón, một người mẹ cho mọi dân tộc và nguồn suối tái sinh cho thế giới chúng ta.
BẾ GIẢNG KHÓA GIÁO LÝ DỰ TÒNG VÀ HÔN NHÂN
Vào lúc 7g30’ tối thứ 5 ngày 16-10-2014, bế giảng hai lớp giáo lý dự tòng và hôn nhân khóa II/2014. Hai lớp này đã được khai giảng từ ngày 06-5-2014 và kết thúc ngày 14-10-2014 : lớp dự tòng có 50 học viên do cha phụ tá phụ trách và lớp hôn nhân có 48 học viên do thầy phó tế phụ trách. Bế giảng khóa học, các học viên lớp Hôn nhân được cấp chứng chỉ tốt nghiệp và được tặng một cuốn sách “Đạo Yêu Thương” của ĐGM Phêrô Nguyễn Văn Khảm để làm hành trang bước vào đời sống hôn nhân gia đình. Giáo xứ nguyện chúc cho các đôi bạn trẻ biết xây dựng gia đình trên nền tảng tình yêu Chúa, để gia đình được hạnh phúc ấm êm, trên thuận dưới hòa.
23 BẠN TRẺ GIA NHẬP GIÁO HỘI
Chúa Nhật Truyền Giáo 2014, giáo xứ Chính Tòa hân hoan đón nhận 23 bạn trẻ gia nhập Giáo hội. Các bạn trẻ này phần lớn là giáo dân gx Chính Tòa, cùng một số đang công tác tại Tp. Phan Thiết, đã theo học khóa giáo lý dự tòng tại gx Chính Tòa từ tháng 5 đến tháng 10 năm 2014. Trong thánh lễ chiều thứ bảy ngày 18-10-2014, cha phụ tá đã long trọng cử hành các bí tích khai tâm cho họ.
Xin Chúa cũng cố niềm tin mà các bạn đã lãnh nhận, và giúp các bạn luôn hiên ngang sống và làm chứng cho niềm tin mỗi ngày.
VUI VỚI NGƯỜI VUI
Anh Phêrô Phan Văn Tơ, tân tòng, ở Mũi Né, và chị Maria Lê Thị Thu Thảo, con ông Phêrô Lê Hoàng Sơn, ở gh. Ximon Hòa, đã cử hành bí tích hôn phối tại nhà thờ Chính Tòa, lúc 4g30 sáng thứ sáu ngày 17-10-2014; anh Phêrô Huỳnh Công Quốc Huy, ở gx. Vinh Thủy, và chị Têrêxa Nguyễn Thị Thanh Vân, tân tòng, ở P. Đức Long, TP Phan Thiết, đã cử hành bí tích hôn phối tại nhà thờ Chính Tòa, lúc 4g30 sáng thứ bảy ngày 18-10-2014. Giáo xứ chia vui và cầu chúc các đôi bạn sống chung thủy và hạnh phúc bên nhau trong tình yêu của Chúa.
KHÓC VỚI NGƯỜI KHÓC
Anh Giuse Trần Quang Vinh, 36t, con ô. Ximon Phan Đình Chánh, ở gh. Giuse Thị, đã từ trần ngày 16-10-2014, thánh lễ an táng lúc 6g sáng thứ bảy ngày 18-10-2014 tại nhà thờ Chính Tòa và an táng tại nghĩa trang xã Tiến Lợi, TP. Phan Thiết. Xin cộng đoàn hiệp ý cầu nguyện cho linh hồn Giuse được sớm về hưởng kiến tôn nhan Chúa.
THÔNG BÁO
1. Để chuẩn bị tâm hồn mừng lễ thánh Giuse Thị, các thánh nam nữ và hưởng ân xá chỉ cho các linh hồn, sẽ có thêm cha dòng đến giải tội từ thứ năm ngày 23-10 đến hết ngày thứ bảy 25-10-2014, xin bà con cố gắng sắp xếp đi xưng tội sớm, đừng dồn đến những ngày giờ chót.
2. Thứ sáu ngày 24-10: lễ Thánh Giuse Lê Đăng Thị, bổn mạng giáo họ Giuse Thị. Mời anh chị em thuộc giáo họ Giuse Thị tĩnh tâm vào tối thứ năm ngày 23-10, lúc 7 giờ 30 và tham dự thánh lễ mừng bổn mạng vào chiều thứ sáu ngày 24-10, lúc 5 giờ 30.

3. Thứ bảy ngày 25-10-2014, lúc 7 giờ sáng, có rửa tội cho trẻ sơ sinh. Xin nạp sổ gia đình công giáo về nhà xứ và đến đúng giờ.

Thứ Tư, 15 tháng 10, 2014

BÀI ĐÚC KẾT CỦA THƯỢNG HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC THẾ GIỚI VỀ GIA ĐÌNH

Tường trình đúc kết các bài phát biểu tại Thượng Hội đồng Giám Mục thế giới về gia đình


VATICAN. Lúc 9 giờ sáng thứ hai 13-10-2014, Thượng HĐGM thế giới khóa đặc biệt về gia đình đã nhóm phiên khoáng đại thứ 11 để nghe bản Tường trình đúc kết ý kiến của các nghị phụ phát biểu trong tuần qua.

Trước sự hiện diện của ĐTC và các nghị phụ, ĐHY Peter Erdoe, người Hungari, Tổng tường trình viên, đã đọc bản tường trình đúc kết các ý kiến chính trong các bài phát biểu và suy tư của 180 nghị phụ trong tuần đầu của Công nghị GM thế giới. Văn bản này được dùng làm căn bản cho cho việc soạn Văn kiện chung kết của Thượng HĐGM này.

Bản tường trình đề ra 3 đường hướng chỉ đạo, đó là lắng nghe bối cảnh xã hội và văn hóa trong đó các gia đình ngày nay đang sống; sau đó là đối chiếu với những viễn tượng mục vụ cần đề ra và nhất là nhìn lên Chúa Kitô, lắng nghe Tin Mừng của Chúa về gia đình.

- Gia đình là thực tại ”quan trọng và quí giá”, ”là nguồn vui mừng và cũng là nơi có thử thách, những tình cảm sâu và và những quan hệ nhiều khi bị thương tổn, là trường dạy về lòng nhân đạo. Trước tiên cần lắng nghe gia đình trong toàn bộ phức tạp của thực tại này. Chủ nghĩa cá nhân thái quá, thử thách lớn về cô đơn, tình cảm tự kỷ gắn liền với những tình cảm mong manh, ”ác mộng” vì công ăn việc làm bấp bênh, cùng với chiến tranh, nạn khủng bố, di cư, ngày càng làm cho tình trạng nhiều gia đình bị suy thoái. Chính trong bối cảnh đó, Giáo Hội phải mang lại hy vọng và ý nghĩa cho đời sống con người ngày nay, giúp họ ngày càng hiểu biết giáo lý đức tin nhưng đồng thời cũng đề nghị với họ lòng từ bi Chúa”.

Tiếp đến là hướng nhìn lên Chúa Kitô, Đấng tái khẳng định sự kết hiệp bất khả phân ly giữa một người nam và một người nữ, nhưng cũng cho phép đọc giao ước hôn phối trong sự liên tục và mới mẻ. Nguyên tắc ở đây phải là nguyên tắc tiệm tiến đối với các đôi vợ chồng bị thất bại tronog hôn nhân, trong một viễn tượng bao gồm đối với những hình thức bất toàn của thực tại hôn phối”.

- Bản tường trình được ĐHY Erdoe tuyên đọc cũng đề cập đến những trường hợp mục vụ khẩn cấp nhất, cần ủy thác việc cụ thể hóa trong các Giáo Hội địa phương, luôn luôn ở trong tình hiệp thông với ĐTC. Trước hết có việc loan báo Tin Mừng gia đình cần thực hiện, không phải để lên án, nhưng là chữa lành sự dòn mỏng của con người. ”Loan báo Tin Mừng là trách nhiệm chung của toàn thể Dân Chúa, mỗi người theo sứ vụ và đoàn sủng riêng. Nếu không có chứng tá vui mừng của các đôi vợ chồng và của các gia đình, thì việc loan báo, cho dù là đúng đắn, cũng có nguy cơ không được hiểu hoặc bị chìm đắm trong biển cả những lời nói vốn là đặc tính của xã hội chúng ta. Các gia đình Công Giáo được kêu gọi trở thành những chủ thể tích cực trong việc mục vụ gia đình”.

- Bản tường trình nhấn mạnh rằng việc chuẩn bị hôn nhân Kitô là điều thiết yếu, vì hôn nhân này không phải chỉ là một truyền thống văn hóa hoặc một đòi hỏi xã hội, nhưng là một quyết định theo ơn gọi. Không nhắm làm cho chu kỳ huấn luyện trở nên phúc tạp, mục đích nhắm tới ở đây là đi vào chiều sâu, chứ không giới hạn vào những đường hướng tổng quát, trái lại cũng cần canh tân việc đào tạo linh mục về vấn đề gia đình, nhờ sự can dự của chính các gia đình. Các nghị phụ cùng đề nghị phải tháp tùng các gia đình sau khi hết hôn, là thời kỳ sinh tử và tế nhị, trong đó các đôi vợ chồng chín mùi sự ý thức về bí tích, ý nghĩa và những thách đố về bí tích này.

Đồng thời Giáo Hội cũng phải khích lệ và nâng đỡ các giáo dân dân thân trong lãnh vực văn hóa, chính trị và trong xã hội, để không quên tố giác những yếu tố ngăn cản đời sống gia đình chân thực, vạch rõ nhưng kỳ thị, nghèo đói, loại trừ và bạo lực.

- Về những người ly thân, ly dị và ly dị tái hôn, ĐHY Erdoe nhấn mạnh rằng 'không phải là điều khôn ngoan khi nghĩ đến những giải pháp độc nhất, theo tiêu chuẩn 'hoặc phải có tất cả hoặc không được gì hết'; vì thế phải tiếp tục cuộc đối thoại trong các Giáo Hội địa phương, trong niềm tôn trọng và yêu mến đối với mỗi gia đình bị thương tổn, nghĩ ngay đến người vợ hoặc chồng bị bỏ rơi một cách bất công, tránh những thái độ kỳ thị và phải bảo vệ các trẻ em. ”Điều quan trọng là chấp nhận một cách lương thiện và xây dựng những hậu quả của việc ly thân hoặc ly dị đối với con cái: con cái không thể trở thành một ”đồ vật” để tranh giành, và cần phải tìm kiếm những hình thức tốt đẹp nhất để con cái có thể vượt thắng chấn thương do sự phân rẽ gia đình và có thể tăng trưởng bao nhiêu có thể trong thanh thản”.

- Về việc cứu xét nhanh chóng các đơn xin tuyên bố hôn nhân vô hiệu, ĐHY Erdoe nhắc lại những đề nghị đã được các nghị phụ đề ra trong khóa họop: nghĩa là không cần phải có 2 phán quyết đồng thuận với nhau, xác định thể thức hành chánh ở cấp giáo phận để tuyên bố hôn nhân vô hiệu, khởi sự việc xét xử đơn giản trong trong những vụ hôn phối vô hiệu tỏ tường, đặc biệt chú ý đến đức tin của những người kết hôn để nhận xét xem bí tích hôn phối của họ có thành sự hay không. Tất cả những điều đó đòi nhân viên giáo sĩ và giáo dân tại tòa án hôn phối được chuẩn bị thích hợp, và các GM địa phương có trách nhiệm nhiều hơn”.

- Về việc cho những tín hữu ly dị tái hôn được rước lễ, vị Tổng tường trình viên liệt kê những đề nghị chính được trình bày trong Thượng HĐGM như: duy trì kỷ luật hiện hành, thực hiện một sự cởi mở nhiều hơn đối với những trường hợp đặc biệt, bất khả phân ly mà không gây ra những bất công hoặc đau khổ mới; hoặc chọn con đường thống hối: cần thực hiện hành trình này dưới trách nhiệm của GM giáo phận, trước khi được lãnh nhận các bí tích.

Vấn đề rước lễ thiêng liêng vẫn còn bị bỏ ngỏ, và các nghị phụ kêu gọi đào sâu hơn về thần học, cũng vậy cần suy tư sâu hơn về các cuộc hôn nhân hỗn hợp và những vấn đề hệ trọng liên quan tới kỷ luật khác của các Giáo Hội Chính Thống về hôn phối.

- Về những người đồng tính luyến ái, trong Thượng HĐGM, có các nghị phụ nhấn mạnh rằng những người đồng tính luyến ái là những người có năng khiếu và chất lượng có thể cống hiến cho cộng đoàn Kitô: Giáo Hội phải trở thành căn nhà đón tiếp họ; nhưng Giáo Hội vẫn quyết liệt không chấp nhận sự kết hiệp đồng tính luyến ái và những sức ép của cac tổ chức quốc tế đặt điều kiện một quốc gia phải ban hành các qui luật chịu ảnh hưởng của ý thức hệ gender, giới tính, thì mới được nhận viện trợ tài chánh... Giáo Hội cũng đặc biệt chú ý đến các trẻ em sống với các cặp đồng phái, và tái khẳng định rằng cần đặt lên hàng đầu những yêu sách và quyền lợi của các trẻ em.

- Phần cuối của bản tường trình có đề cập đến các đề tài của thông điệp Humanae vitae (Sự sống con người) do Đức Phaolô 6 ban hành năm 1968, và tập trung vào vấn đề cởi mở đối với sự sống, và định nghĩa sự cởi mở này như một ”đòi hỏi nội tại của tình yêu vợ chồng”.

- Nhiều nghị phụ nhấn mạnh sự cần thiết phải có một ngôn ngữ thực tế cụ thể, biết giải thích vẻ đẹp và chân lý cởi mở đón nhận hồng ân con cái, và nhờ sự giáo dục thích hợp về các phương pháp điều hòa sinh sản tự nhiên, và sự đả thông hài hòa và ý thức giữa đôi vợ chồng trong mọi chiều kích.

ĐHY Erdoe không quên ghi nhận rằng cuộc đối thoại trong Thượng HĐGM diễn ra trong bầu không khí tự do và lắng nghe nhau. Ngài cho biết những suy tư trình bày trên đây chưa phải là quyết định, vì hành trình của Thượng HĐGM sẽ được tiếp nối trong khóa họp thường lệ nhóm vào tháng 10 năm tới, 2015, cũng về đề tài gia đình.
Sau bài tường trình của ĐHY Erdoe, các nghị phụ được 10 phút giải lao trước khi trao đổi ý kiến về bài này. Rồi ban chiều, từ lúc 4 giờ rưỡi, các nghị phụ nhóm họp và thảo luận trong các nhóm nhỏ theo các sinh ngữ khác nhau (SD 13-10-2014)

G. Trần Đức Anh OP

********************************************************


180 nghị phụ đã phát biểu tại Thượng Hội đồng Giám Mục thế giới

VATICAN. Chiều tối ngày 9-10-2014, ĐHY Lorenzo Baldisseri, Tổng thư ký Thượng HĐGM, cho biết trong 8 phiên họp khoáng đại những ngày qua, đã có tổng cộng 180 nghị phụ phát biểu, thêm vào có có 80 vị phát biểu trong các giờ thảo luận tự do.

Sáng ngày 10-10-2014, trước sự hiện diện của ĐTC, trong vòng 90 phút, các nghị phụ đã nghe các bài phát biểu của các nam nữ dự thính viên chưa lên tiếng trong những ngày trước đây.

Tiếp đến, sau 30 phút giải lao, các nghị phụ đã nhóm họp trong 1 tiếng rưỡi đồng hồ để bầu vị điều hợp và tường trình viên trong 10 nhóm nhỏ: 3 nhóm tiếng Ý, 3 nhóm tiếng Anh, 2 nhóm tiếng Pháp và 2 nhóm tiếng Tây Ban Nha.

Ban chiều, Thượng HĐGM đã nhóm phiên khoáng đại thứ 10, từ lúc 4 giờ rưỡi, với sự hiện diện của ĐTC và các nghị phụ. Các đại biểu của 8 Giáo Hội Kitô anh em đã lên tiếng trong dịp này.

Đứng đầu là Đức TGM Chính Thống Athenagoras, đại diện tòa Thượng Phụ Chính Thống Constantinople, tiếp đến là Đức TGM Hilarion, Chủ tịch Hội đồng ngoại vụ thuộc tòa Thượng Phụ Chính Thống Nga. Các vị còn lại là đại diện Tòa Thượng Phụ Chính Thống Copte Ai Cập, Chính Thống Siri bên Liban, đại diện Liên hiệp Anh giáo, Tin Lành Luther, Tin Lành cải cách và Liên hiệp Tin Lành Baptist thế giới.

Cuối tuần này, 11 và 12-10, các nghị phụ được nghỉ, nhưng ban chuyên gia phải cùng với ĐHY Peter Erdoe, Tổng tường trình viên, đúc kết các bài phát biểu để soạn thành bản tường trình sau phần thảo luận để trình bày trong phiên khoáng đại thứ 11 vào sáng thứ hai, 13-10 tới đây, trước khi các nghị phụ nhóm trong 6 cuộc hội thảo nhóm.
Nội dung phiên nhóm thứ 7 và thứ 8 ngày 9-10-2014

Trong phiên khoáng đại thứ 7 sáng thứ 5, 9-10-2014, trước sự hiện diện của ĐTC và 184 nghị phụ, các nghị phụ dành phần đầu để tiếp tục bàn về những hoàn cảnh hôn nhân khó khăn, và dành phần hai để bàn đề vấn đề cởi mở đối với sự sống, cụ thể là việc sinh sản, làm cha làm mẹ có trách nhiệm, vấn đề ngừa thai.

- Mở đầu, ông bà dự thính viên, Arturo và Hermenlinda As Zamberline, đặc trách ”êkip Đức Bà” ở Brazil, đã được mời lên tiếng.

Phong trào Đức Bà này được cha Henri Caffarel thành lập từ năm 1938 và hiện có mặt tại 70 quốc gia với 137.200 thành viên trên thế giới trong đó có 45.500 người ở Brazil.

Ông bà Zamberline thành hôn từ 41 năm nay, có 3 người con và các cháu. Trong bài trình bày chứng từ, ông bà xin Giáo Hội trình bày rõ ràng đạo lý của mình để tránh sự hoang mang nơi các tín hữu vì các linh mục đưa ra những lời khuyên bảo trái ngược nhau về vấn đề kiểm soát sinh sản. Cần giúp các tín hữu Công Giáo vâng phục giáo huấn của Giáo Hội về vấn đề ngừa thai.

Ông bà nói: ”Xét vì bầu không khí trầm trọng hiện nay, chúng ta phải nhận rằng có nhiều đôi vợ chồng Công Giáo, cả những người tìm cách sống hôn nhân một cách nghiêm túc, cũng cảm thấy không bị buộc sử dụng các phương pháp điều hòa sinh sản tự nhiên mà thôi. Và họ thường không bị các cha giải tội sửa sai, nếu các đôi vợ chồng ấy cởi mở đối với sự sống và loại bỏ phá thai.” Ông bà Zamberline nhận xét rằng nhịp sống ngày nay khiến cho nhiều đôi vợ chồng khó tìm được thời giờ để học hòi về cách kế hoạch hóa gia đình theo phương pháp tự nhiên. Các phương pháp này bị ngộ nhận là không chính xác và hiệu nghiệm, chỉ vì không được giải thích đúng đắn và vì thế người ta áp dụng sai.

ông Bà Zamberline cũng lấy làm tiếc vì trong các bài giảng và các dịch vụ đón tiếp của Giáo Hội không nhấn mạnh về đạo lý của Thông điệp Humanae vitae, sự sống con người. Họ nói:

”Kính thưa ĐTC và các nghị phụ, cùng quí vị, nếu các đôi vợ chồng tìm được ánh sáng và nâng đỡ nơi hàng giáo sĩ, thì đó là một khích lệ rất lớn. Sự kiện những lời khuyên của các linh mục dành cho các đôi vợ chồng nhiều khi tương phản nhau càng làm gia tăng sự hoang mang nơi các giáo dân. Chúng con xin các ngài mau lẹ dạy các linh mục và các tín hữu những đường hướng chính của một nền sư phạm mục vụ để giúp họ chấp nhận và tôn trọng những nguyên tắc của thông điệp Humanae vitae. Theo họ cần cấp thiết phổ biến rộng rãi một đường hướng dễ dàng và chắc chắn đáp ứng những đòi hỏi của thế giới ngày nay, không làm thương tổn nòng cốt của luân lý Công Giáo

”Tuyệt đối cần hướng dẫn các đôi vợ chồng hướng về sự hoàn hảo nhân bản và Kitô trong quan hệ tính dục. Quan hệ tính dục là một yếu tố thánh hóa. Tính dục ngày nay đang cần đượ ccứu thoát khỏi thái độ dâm ô bệnh hoạn thu hẹp con người vào một chiều kích duy nhất.

- Trong cùng phiên họp sáng ngày 9-10, ĐHY André Vingt-Trois, Chủ tịch thừa ủy của Thượng HĐGM mạnh mẽ chống lại ”não trạng ngừa thai” khiến cho nhiều tín hữu Công Giáo nghĩ rằng dùng các phương tiện ngừa thai nhân tạo không phải là tội. Các đôi vợ chồng Công Giáo thường không tin rằng dùng các phương tiện này là tôi nên họ không xưng chúng khi đi xưng tội và cứ bình tâm rước lễ như thường. ”Vì thế, - ĐHY nói - cần khuyến khích một tâm thức cởi mở đối với sự sống, có sự đánh bại não trạng ngừa thai và sự lan tràn kiểu mẫu nhân loại học cá nhân chủ nghĩa, đưa tới tình trạng suy sụp dân số ở mức độ trầm trọng tại một số nước, với những hậu quả về mặt xã hội và nhân bản mà hiện nay người ta không quan tâm đủ”.

- Trong các bài phát biểu khác, một số nghị phụ tái khẳng định hồng ân sự sống cũng như đức khiết tịnh là những giá trị căn bản của hôn nhân Kitô, đồng thời nhấn mạnh phá thai là tội ác nặng nề. Có nghị phụ nói đến thảm trạng của nhiều gia đình, chẳng hạn ở Á châu, với những vụ giết trẻ em, bạo hành phụ nữ, buôn người. Vì thế cũng cần đề cao ý niệm công lý trong số các nhân đức cấu thành gia đình.

- Về vấn đề trách nhiệm của cha mẹ trong việc giáo dục đức tin cho con cái, và những giáo huấn đức tin, trách nhiệm này đứng hàng đầu và cần được quan tâm đặc biệt. Ngoài ra, việc mục vụ cho các trẻ em có thể tạo nên môi trường tiếp xúc với những gia đình ở trong hoàn cảnh khó khăn.

- Một số nghị phụ nhấn mạnh tới ảnh hưởng tiêu cực của việc ngừa thai đối với xã hội, làm giảm bớt số trẻ em sinh ra. Đứng trước tình trạng đó, các tín hữu Công Giáo không thể im lặng, trái lại cần mang lại một sứ điệp hy vọng, theo đó các trẻ em có vai trò quan trọng, mang lại sự sống và niềm vui cho cha mẹ và củng cố đức tin cũng như việc thực hành đạo.
Sau cùng, các nghị phụ nói đến vai trò thiết yếu của giáo dân trong công tác tông đồ gia đình, loan báo Tin Mừng cho gia đình. Ví dụ các phong trào giáo dân có thể tháp tùng các gia đình gặp khó khăn.

Phiên họp thứ 8

Trong phiên khoáng đại thứ 8, từ lúc 4 giờ rưỡi đến 7 giờ chiều ngày thứ năm, 9-10-2014, trước sự hiện diện của ĐTC và 181 nghị phụ, Thượng HĐGM thế giới khóa đặc biệt đã bàn về đề tài ”Giáo Hội và gia đình đứng trước thách đố giáo dục: thách đố giáo dục nói chung và nền giáo dục Kitô trong những hoàn cảnh gia đình khó khăn”, như được nhắc đến trong chương 2 thuộc phần thứ 3 của Tài liệu làm việc.

Trước tiên, công nghị tái khẳng định ơn gọi sự sống như một yếu nền tảng của gia đình; và từ đó các nghị phụ kêu gọi các tín hữu hãy đào sâu kiến thức về thông hiệp Humanae vitae (Sự sống con người) do ĐGH Phaolô 6 ban hành năm 1968, và cũng hiểu rõ hơn ý nghĩa của việc dùng các phương pháp tự nhiên để điều hòa sinh sản và không chấp nhận việc ngừa thai bằng các phương pháp nhân tạo. Kết hiệp và sinh sản là hai điều không tách rời khỏi tác động vợ chồng. Công nghị cũng mạnh mẽ lên án sự lèo lái các hệ di truyền và việc giữ các phôi thai đông lạnh.

- Ngoài ra, nhiều nghị phụ Phi châu tố giác xu hướng của một số nước và tổ chức ở thế giới tây phương trình bày một số ý niệm như phá thai và đồng tính luyến ái như những ”nhân quyền” và đặt điều kiện cho các nước nghèo phải chấp nhận và thi hành những ý niệm ấy thì mới được nhận viện trợ kinh tế. Về vấn đề này, một số nghị phụ nêu rõ sự kiện thành ngữ ”các quyền sức khỏe tính dục và sinh sản” không được định nghĩa rõ ràng trong công pháp quốc tế, nên rốt cuộc chúng hàm chứa những nguyên tắc mâu thuẫn với nhau, như một đàng người ta lên án sự cưỡng bách phá hai, nhưng đàng khác lại cổ võ phá thai an toàn, hoặc một đàng bảo vệ chức phận làm mẹ, nhưng lại thăng tiến sự ngừa thai. Tuy việc cổ võ những thứ gọi là ”nhân quyền” như thế không có giá trị bó buộc, nhưng nó cũng là một nguy cơ, vì nó có thể ảnh hưởgn tới việc giải thích các qui luật khác, đặc biệt là trong cuộc tranh đấu chống lại nạn kỳ thị phụ nữ.

- Rồi công nghị tái khẳng định tầm quan trọng của việc chuẩn bị hôn phối, vì việc cử hành đám cưới ngày càng bị thu hẹp vào chiều kích xã hội và pháp lý, thay vì chiều kích tôn giáo và tinh thần. Việc chuẩn bị hôn phối bị những cặp đính hôn coi là một sự áp đặt, một nghĩa vụ phải chu toàn, và họ tham dự một cách miễn cưỡng, không xác tín, và do đó các khóa chuẩn bị ấy rất ngắn. Thực ra, hôn nhân là một ơn gọi cả đời, việc chuẩn bị hôn nhân phải dài và sâu xa, như trong trường hợp đời sống tu trì. Các nghị phụ cũng nhận thấy nơi những cặp chuẩn bị kết hôn thiếu ý thức về giá trị bí tích của mối dây hôn phối, đến độ có thể nói việc cử hành lễ cưới không nhất thiết là cử hành bí tích hôn phối.

- Về vấn đề làm sao để thủ tục cứu xét tuyên bố hôn nhân vô hiệu được nhanh chóng hơn: các nghị phụ được nhắc nhớ rằng ĐTC Phanxicô đã thành lập một ủy ban đặc nhiệm ngày 20-9 vừa qua, để nhắm tới một thủ tục đơn sơ và mau lẹ hơn, một thủ tục duy nhất cho toàn thể Giáo Hội.

Cho đến nay giáo luật đòi phải có 2 phán quyết đồng thuận với nhau, thì mới được tuyên bố một hôn nhân là vô hiệu. Vì thế sau phán quyết thứ I về một hôn phối là vô hiệu, thì vị bảo hệ (difensor vincoli) bó buộc phải kháng án lên tòa cấp cao hơn. Trong phiên họp có nghị phụ nêu giả thuyết: có thể để tùy GM phân định và phán quyết về việc có cần phải kháng án hay không. Đồng thời các nghị phụ cầu mong có thêm nhiều thẩm phán giáo dân, đặc biệt là cả các thẩm phán phụ nữ, được chuẩn bị kỹ lưỡng để làm việc trong các tòa án hôn phối.

- Các nghị phụ cũng nhấn mạnh rằng các linh mục cần được chuẩn bị kỹ lưỡng về việc mục vụ hôn nhân và gia đình, và có thể sử dụng cả những bài giảng như một thời điểm ưu tiên và hữu hiệu để loan báo cho các tín hữu Tin Mừng về gia đình. Cần có sự huấn luyện và thông tin, vì sự thánh thiện tinh thần, óc sáng tạo và quan hệ trực tiếp của các vị với các gia đình rất được các giáo dân đánh giá cao.

- Trong số các bài phát biểu, các nghị phụ cũng nói đến tương quan giữa việc di cư và gia đình, đồng thời tái khẳng định rằng cần phải khẳng định quyền cơ bản của mội người di dân được sống trong gia đình, và kêu gọi các nhà chính trị quốc tế bảo về quyền đoàn tụ gia đình. Đối với người di dân, gia đình là yếu tố thiết yếu để hội nhập vào quốc gia họ định cư.

- Trong giờ thảo luận tự do, từ 6 đến 7 giờ, các nghị phụ trao đổi về 3 đề tài:

Thứ I, đối với những người ly dị tái hôn, cần thiết lập một hành trình thống hối, và cũng để ý đến những người ly dị nhưng không tái hôn. Họ thường chịu đau khổ trong âm thầm và ở ngoài lề cuộc sốgn xã hội.
Thứ II: cần bảo vệ con cái của những cặp ly dị, chống lại những ảnh hưởng tiêu cực về tâm lý do ly dị gây ra. Trong lãnh vực này, có nghị phụ nhắc nhở rằng một nền mục vụ thích hợp cho các trẻ em thường có thể làm cho cha mẹ các em xích lại gần Giáo Hội hơn.

Thứ III: các nghị phụ nhắc đến tầm quan trọng của tương quan giữa gia đình và việc giáo dục con cái, đặc biệt là quyền của các cha mẹ được chọn lựa dự án giáo dục thích hợp nhất cho con cái, và để con cái có thể được một nền giáo dục có chất lượng.

G. Trần Đức Anh OP