PHỤNG
VỤ TỪ 01/7 - 8/7/2012
- Thứ ba, ngày 03/7: Thánh Tôma, Tông đồ. Lễ kính.
(Thế kỷ I)
Tôma là người Do thái, miền Galilê, sống nghề chài lưới, Chúa Giêsu đã chọn Ngài vào số mười hai tông đồ, và Ngài đã từ bỏ mọi sự để chỉ còn thuộc về thầy chí thánh mà thôi. Tôma tỏ ra đơn sơ, nhiệt thành và tận tụy. Khi Lazarô chết các tông đồ run sợ vì thấy Chúa Giêsu về Giêrusalem, nơi các tông đồ biết rõ là bọn biệt phái đang tìm cách giết Người.
Các tông đồ ngăn cản: - Thưa Thầy, vừa đây người Do thái tìm cách ném đá Thầy mà Thầy lại qua đó nữa sao ?
Nhưng Tôma trung tín và có phần bi quan. Ông góp ý : - Cả chúng ta nữa, hãy đi qua để chết với Ngài (Ga 11, 8-16)
Trong cuộc đàm thoại trước khi Chúa chịu tử nạn, Chúa Giêsu tìm cách an ủi các tông đồ. Ngài nói: - Lòng các con xao xuyến... Ta đi dọn chỗ cho các con, và Ta đi đâu, các con biết đường rồi.
Tôma thưa lại với nhiệt tình muốn theo Chúa: - Thưa Thầy, chúng con không biết Thầy đi đâu, làm sao mà biết đường ?
Và Chúa Giêsu đã trả lời ông: - Đường, sự thật và sự sống chính là Ta (Ga 14,1-6)
Rồi biến cố khổ nạn xảy ra. Đoàn ngũ tông đồ tan tác. Tội nghiệp Tôma: ông đã không cùng "chết với Ngài" (!). Trái lại, khi Chúa Giêsu sống lại và hiện ra với các bạn khác, có lẽ Tôma còn đang ôm đầu than khóc cho nỗi cay đắng.
Nghe các bạn nhiệt thành làm chứng rằng: Chúa đã sống lại, sự cứng tin được biểu lộ bằng sự bực bội: - Nếu nơi tay Người, tôi không thấy các dấu đinh, và tay tôi tra vào lỗ đinh, cùng tra bàn tay tôi vào cạnh sườn Người tôi không tin.
Tiếp sau là một tuần buồn thảm. Đơn độc đối với Tôma trong khi các bạn ông hạnh phúc. Chỉ có một mình Chúa Giêsu có thể thuyết phục nổi Tôma thôi. Tám ngày sau lần hiện ra trước, Chúa Giêsu lại đến, lần này có Tôma. Chúa Giêsu thân ái nói với ông: - Hãy đem ngón tay ngươi đặt đây, này tay Ta, hãy đem tay ngươi tra vào cạnh sườn Ta và đừng ở như người cứng tin, mà là như người thành tín.
Không cần gì nữa, không còn nghi ngờ được, Tôma lớn tiếng tuyên xưng : - Lạy Chúa tôi và là Thiên Chúa của tôi.
Chúa Giêsu trả lời ông : - Bởi thấy ta ngươi đã tin. Phúc cho những ai không thấy mà tin (Ga 2,24-29).
Đây là lời khích lệ dành cho những người biết đón nhận đức tin. Nhưng Chúa Giêsu đã không bao giờ bảo người ta phải nhắm mắt lại. Thánh Grêgôtiô ghi nhận rằng: sự nghi ngờ của Tôma giúp ích cho chúng ta hơn là đức tin của những người khác. Đức tin vượt trên lý trí, nhưng lý trí dẫn tới đức tin.
Sau ngày lễ hiện xuống, các tông đồ đi khắp nơi rao giảng Tin Mừng. Theo Eusêbiô, thánh Tôma đi giảng đạo ở Parthia. Theo một truyền thuyết khác, thánh nhân đã được gặp các đạo sĩ, đã kính viếng Chúa Hài Đồng thuở trước, và rửa tội cho họ. Một truyền thống sớm sủa và mạnh mẽ hơn cho rằng Ngài là vị tông đồ của dân Ấn Độ.
PHỤNG VỤ TỪ 24/6 - 01/7/2012
- Thứ năm, ngày 28/6: Thánh Irênê, giám mục. Lễ nhớ.
Thánh Irênê sinh tại Tiểu Á và giữa thế kỷ II. Chúng ta biết được phần nào ngày sinh của Ngài, dựa vào bản tường thuật Ngài viết về thánh Policarpô. Ngài viết cho Flôrinô:
- “Tôi có thể nói với ông nơi thánh Pôlicarpô ngồi khi Ngài rao giảng lời Chúa, tôi được thấy Người ra vào. Bước chân, phong thái, cách sống và lời Ngài nói in sâu vào lòng tôi. Tôi như còn nghe thấy Người kể lại cách người đàm luận với thánh Gioan và các tông đồ khác đã thấy mặt Chúa. Người nói lại cho chúng tôi những lời nói và những điều các Ngài đã học được liên quan đến Chúa Giêsu. Các phép lạ và giáo thuyết của Chúa. Thánh Irenê còn phấn khởi ghi thêm:
- “Tôi ghi nhận các hành vi và lời nói ấy không phải trên bảng viết mà là trong sâu thẳm tâm hồn. Thiên Chúa cho tôi được ơn không ngừng nhớ lại những kỷ niệm ấy trong lòng”.
Như vậy, thánh Irênê luôn nhớ mãi hình ảnh sống động của thánh Policarpô qua đời năm 155. Vậy có thể là thánh Irênê ra đời khoảng từ năm 130 đến 135, và Ngài được giáo dục tại Smyrna, làm môn đồ của thánh Pôlicarpô. Hấp thụ nền giáo dục gần với các tông đồ. Nhất là với thánh Gioan, thánh Irênê còn ở trong vòng ánh sáng mà tâm điểm là tình yêu đằm thắm giữa thánh Gioan với Chúa Kitô. Trong tác phẩm dài “Adversus Haereses” của Ngài. Chúng ta cảm thấy Ngài là người được thấm nhiễm một trực giác hiếm có.
Thánh Pôlicarpô gọi Irênê sang Gaule. Tại đây thánh Pôthinô, giám mục Lyon phong chức linh mục cho Ngài. Phần đóng góp của thánh Irênê cho Giáo hội thật lớn. Ngài chú tâm tới mọi khoa học, chuyên cần suy gẫm thánh kinh. Khi nghiên cứu huyền thoại và các hệ thống triết học ngoại giáo, Ngài biết tìm ra nguồn gốc các sai lầm và bác bỏ các lạc thuyết pha trộn huyền thoại vào Kitô giáo. Tertulianô đã tuyên nhận rằng không có ai nỗ lực tìm tòi hơn là thánh Irênê. Thánh Hiêrônimô, nại đến thánh nhân để củng cố uy tín của mình. Ngài được coi như là ánh sáng các vùng Gaules ở Phương Tây.
Năm 177, thánh Irênê được cử làm đại diện về Rôma, bên cạnh Đức giáo hoàng để thực hiện một sứ mệnh tế nhị là dàn xếp ngày mừng lễ phục sinh
Trở lại Lyon, thánh Irênê gặp lại một giáo đoàn côi cút. Marcô Aureliô vừa mới giết hại các Kitô hữu. Đức cha Pothinô đã bị sát hại. Thánh Irênê được bầu lên kế vị. Ngài trở thành thủ lãnh Giáo hội tại xứ Gaule, bận rộn với công việc rao giảng, thánh nhân vẫn viết sách để chống đỡ chân lý. Ngài phải chiến đấu không ngừng, bởi vì cuộc bách hại tưởng chấm dứt khi Marcô Aureliô qua đời, nhưng các lạc giáo lại nổi lên chống phá Giáo hội. Thánh Irênê dùng hết tâm trí và đức tin chống lại các lạc thuyết nhưng vẫn yêu thương những kẻ lầm lạc, Ngài cầu nguyện cho họ van nài họ trở về với Giáo hội thật:
- “Hợp nhất với Chúa là sự sống và là Sự sống .... Khốn khổ cho ai lìa xa sự hợp nhất ấy. Hình phạt đổ xuống họ không phải do Thiên Chúa mà do chính họ, vì khi chọn quay mặt khỏi Thiên Chúa, họ đánh mất mọi tài sản”.
Các tác phẩm lừng danh Ngài đã soạn khiến cho Ngài đáng được gọi là “Ánh sáng bên trời Tây”.
Dưới sự dẫn dắt của thánh Irênê, Lyon đã trở thành một trường dạy phụng sự Chúa đào tạo nhà tri thức và có khả năng truyền giáo. Thế hệ đầu tiên của trường đã bảo vệ đức tin tinh tuyền bằng những nghiên cứu và sách vở của họ. Thế hệ thứ hai phổ biến Tin Mừng đến những miền khác.
Hoàng đế Seltinô – Severô tái diễn cuộc bách hại. Ông gia hình cho đến chết những ai kiên trì với đức tin. Lyon là thành phố diễn ra cuộc hãm xác tập thể các Kitô hữu thật khủng khiếp. Máu chảy thành suối trên đường phố tiếp nối dòng máu các giám mục tử đạo, thánh Irênê, cũng bị hạ sát với đàn chiên mình. Một tài liệu cố tìm được cho thấy có đến 19 ngàn Kitô hữu cùng chịu khổ chịu chết vì đạo với Ngài.
Thánh Irênê đã dùng tài năng và trí thông minh Chúa ban để bảo vệ đức tin. Noi gương Thánh nhân, chúng ta hãy xin Chúa ban ơn để mỗi chúng ta cũng biết tận dụng khả năng Chúa ban cách riêng cho mỗi người để làm sáng danh Chúa.
(tổng hợp)
- Thứ sáu, ngày 29/6: Thánh Phêrô và Phaolô Tông Đồ. Lễ trọng.
Lễ hôm nay không phải là ngày tử đạo của hai vị thánh Tông Đồ, nhưng có lẽ là ngày di chuyển hài cốt của hai vị vào hang toại đạo trên đường Vua Appia, gần nhà thờ San Sebastianô ngày hôm nay. Người ta gặp thánh lễ này lần đầu tiên trong lịch của thành phố Rôma vào năm 354.
Simon, anh (hay em ?) của Anrê, xuất thân từ Betsaida miền Galilê, làm nghề đánh cá, có gia đình. Tất cả đều bình thường cho đến ngày Đức Giêsu thành Nadarét gọi để theo và phục vụ Người. Đức Giêsu đã ban cho ông tên mới là Kêphát, theo nghĩa Do Thái là Đá (từ đó dịch sang Ngữ là Petrus : Phêrô). Tên mới này nói lên sứ vụ trong tương lai của ông (Mt 16.13-20). Phêrô luôn đứng đầu trong danh sách Mười Hai Tông Đồ.
Sau khi Chúa Giêsu về trời, Phêrô lãnh đạo cộng đoàn tại Giêrusalem. Ông đón nhận những người ngoại giáo đầu tiên gia nhập vào Hội Thánh (Cv 10,11). Lịch sử minh chứng ngài đã dừng chân tại Rôma và tử đạo dưới thời hoàng đế Nêrô (khoảng năm 64-67).
Thánh Phaolô tử đạo vào năm 67. Xưa Hội thánh lấy ngày 30.6, sau ngày kính trọng thể Phêrô-Phaolô, để kính nhớ đặc biệt thánh Phaolô, nhưng lịch mới 1970 không còn nữa, ngược lại Hội Thánh nâng lễ “Thánh Phaolô trở lại” tháng Giêng lên bậc cao hơn.
Thánh Phêrô, tính tình ông nóng bỏng, bộc trực và đôi lúc hơi liều lĩnh. Nói về ông người ta không thể không nhắc đến cái vết thật đen trong cuộc đời của Ông. Đó là việc ông đã chối Chúa. Alain một nhà tư tưởng lớn của Pháp đã viết những lời như thế thật chua cay về cái biến cố này: "Tôi hình dung ra ông ta đang ở trên Thiên đàng, đầu đội triều thiên hào quang sáng chói nhưng mỗi khi nhớ đến 'dzụ' ấy, chắc ông còn phải đỏ mặt" Lý do, ông viết tiếp: "Tông đồ Phêrô trong hoàn cảnh lúc đó đã lẩn trốn như thỏ hay như chuột" Lời nhận định hơi chua chát một chút nhưng nó cho chúng ta thấy tính cách nghiêm trọng của vấn đề. Vì Phêrô là Thủ lãnh các tông đồ, thủ lãnh nhóm 12 và nhất là trước đó Chúa đã cảnh cáo ông.
Tuy nhiên bên cạnh những cái không tốt đó chúng ta lại thấy nơi Phêrô có nhiều đức tính đáng nể phục. Chính những đức tính sáng chói này sẽ làm lu mờ đi những cái tầm thường nơi con người của ông để rồi qua đó ông đã xứng đáng với sự tín nhiệm của Chúa khi Chúa đã đặt ông làm nền tảng Giáo Hội.
Đầu tiên chúng ta phải nói về lòng quảng đại. Tin Mừng ghi thật rõ, vừa khi được Chúa gọi ông nhanh nhẹn bỏ điều mà sau này ông 'kể công' với Chúa là tất cả mọi sự. Bên cạnh lòng quảng đại chúng ta còn thấy ở nơi Ông một đức tin chân thành. Đàng khác trên con đường theo Chúa ông còn có một đức tính hiếm hoi này mà những người khác ít ai có được đó là lòng gắn bó keo sơn với Chúa. Sau Phép lạ bánh hóa nhiều, Chúa có giảng một bài giảng về bánh hằng sống. Bài giảng đó đã đánh dấu một khúc quặt mới trong cuộc đời công khai của Chúa. "Lạy thầy, bỏ thầy chúng con biết theo ai vì Thầy có lời ban sự sống đời đời.
Nhưng đức tính đáng cảm phục nhất trong cuộc đời của Ông đó là lòng khiêm nhường. Sách Tu đức gọi đức Khiêm nhường là nền tảng mọi nhân đức. Đôi khi người ta cũng còn gọi đức khiêm nhường là mẹ các nhân đức.
Về Thánh Phaolô, Tin Mừng không nói một câu nào về Ông. Chúng ta chỉ được biết về ông sau khi Chúa Giêsu đã về trời. Xét về con người của ông thì chúng ta thấy ông có nhiều điểm hơn hẳn Phêrô. Ông là một con người có học thức. Là học trò của Giáo sư Kinh Thánh nổi tiếng Gamaliel. Gia đình ông thuộc loại khác giả. Đặc biệt ông là người có tước Công dân La mã
Ông không thuộc nhóm 12. Ông là một tông đồ sinh sau đẻ muộn nhưng là một tông đồ đặc biệt.
Ông xuất hiện không như một người về phe với Chúa, nhưng như một kẻ đối đầu. Tệ hơn, như một kẻ thù: Chúng ta còn nhớ thật rõ câu truyện ông tình nguyện đi Đamas để lùng bắt và tiêu diệt những người mang danh Kitô hữu. Thế nhưng cũng chính từ cuộc lùng bắt những người Kitô hữu này Chúa đã chinh phục ông. Cuộc chinh phục rất đột xuất làm cho nhiều người cảm thấy như không thể tin được. Thế nhưng đó lại là công việc của Chúa. Chúa chọn ông để sai ông đi rao giảng Tin Mừng cho dân ngoại.
Noi gương hai thánh Tông đồ Phêrô và Phaolô, chúng ta xin Chúa ơn sống khiêm tốn. Hãy để cho Chúa bước vào và làm chủ cuộc đời mình, để Thánh Ý Chúa được nên trọn qua đời sống của ta.
(Theo tgpsaigon.net)
PHỤNG VỤ TỪ 17-24/6/2012
Một ngày kia khi Giacaria thi hành phận vụ tại đền thờ, một thiên tthần đã hiện ra và nói với ông: - "Giacaria, đừng sợ, vì lời khấn nguyện của ngươi đã được nhậm, và Isave, vợ ngươi sẽ sinh cho ngươi một người con, và người sẽ đặt tên cho nó là Gioan. Nó sẽ làm lớn trước mặt Chúa, từ trong lòng mẹ sẽ được đầy Thánh Thần" (Lc 1,13-17).
Nhưng Giacaria ngạc nhiên và nghi ngờ nói với thiên thần : - "Sự ấy làm sao tôi biết được. Vì tôi đã già rồi và vợ tôi cũng đã cao niên" (Lc 1,18)
Đáp lại, thiên thần nói với ông : "Ta là Gabriel, kể chầu hầu trước mặt Thiên Chúa, Ta đã được sai đến với ngươi và đem Tin Mừng này cho ngươi. Và này ngươi sẽ phải làm thinh không thể nói được nữa, cho đến ngày các điều ấy xảy ra vì lẽ ngươi đã không tin những lời của Ta, những lời đến thời đến buổi sẽ nên trọn" (Lc 1,19-20)
Ra khỏi đền thờ, Giacaria bị câm. Còn Isave , bà im lặng với niểm vui vì sẽ có con. Sáu tháng sau, Thiên thần lại hiện đến Đức trinh Nữ tại Nazareth, mang theo một sứ mệnh cao cả hơn nhiều. Đức Maria được chọn làm mẹ sinh ra Đấng cứu thế. Dịp này, Ngài cũng được báo cho biết về việc thụ thai của Isave trong lúc tuổi già, Ngài vội vã lên đường thăm viếng người chị em diễm phúc của mình. Cuộc gặp gỡ đã ảnh hưởng tới con trẻ. Khi Đức Trinh Nữ vừa mới mở lời chào thì con trẻ trong lòng Isave nhảy mừng và đã được đức tin hóa bởi sự hiện diện của Thiên Chúa mà Đức Trinh Nữ cao cả vừa mang thai.
Isave cảm biết sự kiện và ơn thánh thanh tẩy trong con trẻ cũng được khai sáng bà mẹ. Bà đã biết mầu nhiệm nhập thể và được Thánh Linh thần hứng, bà đã kêu lên : - "Trong nữ giới có Người là diễm phúc và đáng chúc tụng thay hoa quả lòng người. Và bởi đâu với được thế này là Mẹ Chúa tôi đến với tôi ?" (Lc 1,42-43).
Maria đã lưu lại với Isave chừng ba tháng. Hết thời thai nghén, Isave sinh con. Láng giềng và thân thích nghe biết Chúa đã xử rất nhân hậu với bà thì đều chung vui với bà. Ngày thứ tám gia đình họp lại để làm phép cắt bì cho con trẻ. Mọi người đều gọi con trẻ là Giacaria. Nhưng Isave nói với họ : - "Không, tên nó là Gioan".
Họ nói với bà : - Nào có ai trong thân thích bà mang tên đó đâu ?
Người ta ra dấu hỏi người cha đứa trẻ xem ông muốn đặt tên gì. Lấy một tấm bảng ông viết : - "Gioan là tên nó".
Mọi người kinh ngạc nói với nhau : - Con trẻ này rồi sẽ ra sao ?
Còn Giacaria, ông hết bị câm và mở miệng xướng bài ca chúc tụng Chúa, trong đó ông nói tiên tri về sứ mệnh con trẻ và việc Chúa sắp đến. Lời ca này được Giáo hội lập lại mỗi ngày vào giờ kinh sáng.
Thánh kinh ghi nhận rằng : Gioan lớn dần, tinh thần dũng mạnh và ở trong hoang điạ cho đến ngày thi hành sứ vụ. Khi ấy, ông đi khắp vùng quanh sông Giodan rao giảng sám hối và thực hiện phép rửa Thanh tẩy (Lc 3). Bởi vậy Ngài cũng được gọi là Gioan Tẩy Giả.
- Thứ ba, ngày 03/7: Thánh Tôma, Tông đồ. Lễ kính.
(Thế kỷ I)
Tôma là người Do thái, miền Galilê, sống nghề chài lưới, Chúa Giêsu đã chọn Ngài vào số mười hai tông đồ, và Ngài đã từ bỏ mọi sự để chỉ còn thuộc về thầy chí thánh mà thôi. Tôma tỏ ra đơn sơ, nhiệt thành và tận tụy. Khi Lazarô chết các tông đồ run sợ vì thấy Chúa Giêsu về Giêrusalem, nơi các tông đồ biết rõ là bọn biệt phái đang tìm cách giết Người.
Các tông đồ ngăn cản: - Thưa Thầy, vừa đây người Do thái tìm cách ném đá Thầy mà Thầy lại qua đó nữa sao ?
Nhưng Tôma trung tín và có phần bi quan. Ông góp ý : - Cả chúng ta nữa, hãy đi qua để chết với Ngài (Ga 11, 8-16)
Trong cuộc đàm thoại trước khi Chúa chịu tử nạn, Chúa Giêsu tìm cách an ủi các tông đồ. Ngài nói: - Lòng các con xao xuyến... Ta đi dọn chỗ cho các con, và Ta đi đâu, các con biết đường rồi.
Tôma thưa lại với nhiệt tình muốn theo Chúa: - Thưa Thầy, chúng con không biết Thầy đi đâu, làm sao mà biết đường ?
Và Chúa Giêsu đã trả lời ông: - Đường, sự thật và sự sống chính là Ta (Ga 14,1-6)
Rồi biến cố khổ nạn xảy ra. Đoàn ngũ tông đồ tan tác. Tội nghiệp Tôma: ông đã không cùng "chết với Ngài" (!). Trái lại, khi Chúa Giêsu sống lại và hiện ra với các bạn khác, có lẽ Tôma còn đang ôm đầu than khóc cho nỗi cay đắng.
Nghe các bạn nhiệt thành làm chứng rằng: Chúa đã sống lại, sự cứng tin được biểu lộ bằng sự bực bội: - Nếu nơi tay Người, tôi không thấy các dấu đinh, và tay tôi tra vào lỗ đinh, cùng tra bàn tay tôi vào cạnh sườn Người tôi không tin.
Tiếp sau là một tuần buồn thảm. Đơn độc đối với Tôma trong khi các bạn ông hạnh phúc. Chỉ có một mình Chúa Giêsu có thể thuyết phục nổi Tôma thôi. Tám ngày sau lần hiện ra trước, Chúa Giêsu lại đến, lần này có Tôma. Chúa Giêsu thân ái nói với ông: - Hãy đem ngón tay ngươi đặt đây, này tay Ta, hãy đem tay ngươi tra vào cạnh sườn Ta và đừng ở như người cứng tin, mà là như người thành tín.
Không cần gì nữa, không còn nghi ngờ được, Tôma lớn tiếng tuyên xưng : - Lạy Chúa tôi và là Thiên Chúa của tôi.
Chúa Giêsu trả lời ông : - Bởi thấy ta ngươi đã tin. Phúc cho những ai không thấy mà tin (Ga 2,24-29).
Đây là lời khích lệ dành cho những người biết đón nhận đức tin. Nhưng Chúa Giêsu đã không bao giờ bảo người ta phải nhắm mắt lại. Thánh Grêgôtiô ghi nhận rằng: sự nghi ngờ của Tôma giúp ích cho chúng ta hơn là đức tin của những người khác. Đức tin vượt trên lý trí, nhưng lý trí dẫn tới đức tin.
Sau ngày lễ hiện xuống, các tông đồ đi khắp nơi rao giảng Tin Mừng. Theo Eusêbiô, thánh Tôma đi giảng đạo ở Parthia. Theo một truyền thuyết khác, thánh nhân đã được gặp các đạo sĩ, đã kính viếng Chúa Hài Đồng thuở trước, và rửa tội cho họ. Một truyền thống sớm sủa và mạnh mẽ hơn cho rằng Ngài là vị tông đồ của dân Ấn Độ.
PHỤNG VỤ TỪ 24/6 - 01/7/2012
- Thứ năm, ngày 28/6: Thánh Irênê, giám mục. Lễ nhớ.
Thánh Irênê sinh tại Tiểu Á và giữa thế kỷ II. Chúng ta biết được phần nào ngày sinh của Ngài, dựa vào bản tường thuật Ngài viết về thánh Policarpô. Ngài viết cho Flôrinô:
- “Tôi có thể nói với ông nơi thánh Pôlicarpô ngồi khi Ngài rao giảng lời Chúa, tôi được thấy Người ra vào. Bước chân, phong thái, cách sống và lời Ngài nói in sâu vào lòng tôi. Tôi như còn nghe thấy Người kể lại cách người đàm luận với thánh Gioan và các tông đồ khác đã thấy mặt Chúa. Người nói lại cho chúng tôi những lời nói và những điều các Ngài đã học được liên quan đến Chúa Giêsu. Các phép lạ và giáo thuyết của Chúa. Thánh Irenê còn phấn khởi ghi thêm:
- “Tôi ghi nhận các hành vi và lời nói ấy không phải trên bảng viết mà là trong sâu thẳm tâm hồn. Thiên Chúa cho tôi được ơn không ngừng nhớ lại những kỷ niệm ấy trong lòng”.
Như vậy, thánh Irênê luôn nhớ mãi hình ảnh sống động của thánh Policarpô qua đời năm 155. Vậy có thể là thánh Irênê ra đời khoảng từ năm 130 đến 135, và Ngài được giáo dục tại Smyrna, làm môn đồ của thánh Pôlicarpô. Hấp thụ nền giáo dục gần với các tông đồ. Nhất là với thánh Gioan, thánh Irênê còn ở trong vòng ánh sáng mà tâm điểm là tình yêu đằm thắm giữa thánh Gioan với Chúa Kitô. Trong tác phẩm dài “Adversus Haereses” của Ngài. Chúng ta cảm thấy Ngài là người được thấm nhiễm một trực giác hiếm có.
Thánh Pôlicarpô gọi Irênê sang Gaule. Tại đây thánh Pôthinô, giám mục Lyon phong chức linh mục cho Ngài. Phần đóng góp của thánh Irênê cho Giáo hội thật lớn. Ngài chú tâm tới mọi khoa học, chuyên cần suy gẫm thánh kinh. Khi nghiên cứu huyền thoại và các hệ thống triết học ngoại giáo, Ngài biết tìm ra nguồn gốc các sai lầm và bác bỏ các lạc thuyết pha trộn huyền thoại vào Kitô giáo. Tertulianô đã tuyên nhận rằng không có ai nỗ lực tìm tòi hơn là thánh Irênê. Thánh Hiêrônimô, nại đến thánh nhân để củng cố uy tín của mình. Ngài được coi như là ánh sáng các vùng Gaules ở Phương Tây.
Năm 177, thánh Irênê được cử làm đại diện về Rôma, bên cạnh Đức giáo hoàng để thực hiện một sứ mệnh tế nhị là dàn xếp ngày mừng lễ phục sinh
Trở lại Lyon, thánh Irênê gặp lại một giáo đoàn côi cút. Marcô Aureliô vừa mới giết hại các Kitô hữu. Đức cha Pothinô đã bị sát hại. Thánh Irênê được bầu lên kế vị. Ngài trở thành thủ lãnh Giáo hội tại xứ Gaule, bận rộn với công việc rao giảng, thánh nhân vẫn viết sách để chống đỡ chân lý. Ngài phải chiến đấu không ngừng, bởi vì cuộc bách hại tưởng chấm dứt khi Marcô Aureliô qua đời, nhưng các lạc giáo lại nổi lên chống phá Giáo hội. Thánh Irênê dùng hết tâm trí và đức tin chống lại các lạc thuyết nhưng vẫn yêu thương những kẻ lầm lạc, Ngài cầu nguyện cho họ van nài họ trở về với Giáo hội thật:
- “Hợp nhất với Chúa là sự sống và là Sự sống .... Khốn khổ cho ai lìa xa sự hợp nhất ấy. Hình phạt đổ xuống họ không phải do Thiên Chúa mà do chính họ, vì khi chọn quay mặt khỏi Thiên Chúa, họ đánh mất mọi tài sản”.
Các tác phẩm lừng danh Ngài đã soạn khiến cho Ngài đáng được gọi là “Ánh sáng bên trời Tây”.
Dưới sự dẫn dắt của thánh Irênê, Lyon đã trở thành một trường dạy phụng sự Chúa đào tạo nhà tri thức và có khả năng truyền giáo. Thế hệ đầu tiên của trường đã bảo vệ đức tin tinh tuyền bằng những nghiên cứu và sách vở của họ. Thế hệ thứ hai phổ biến Tin Mừng đến những miền khác.
Hoàng đế Seltinô – Severô tái diễn cuộc bách hại. Ông gia hình cho đến chết những ai kiên trì với đức tin. Lyon là thành phố diễn ra cuộc hãm xác tập thể các Kitô hữu thật khủng khiếp. Máu chảy thành suối trên đường phố tiếp nối dòng máu các giám mục tử đạo, thánh Irênê, cũng bị hạ sát với đàn chiên mình. Một tài liệu cố tìm được cho thấy có đến 19 ngàn Kitô hữu cùng chịu khổ chịu chết vì đạo với Ngài.
Thánh Irênê đã dùng tài năng và trí thông minh Chúa ban để bảo vệ đức tin. Noi gương Thánh nhân, chúng ta hãy xin Chúa ban ơn để mỗi chúng ta cũng biết tận dụng khả năng Chúa ban cách riêng cho mỗi người để làm sáng danh Chúa.
(tổng hợp)
- Thứ sáu, ngày 29/6: Thánh Phêrô và Phaolô Tông Đồ. Lễ trọng.
Lễ hôm nay không phải là ngày tử đạo của hai vị thánh Tông Đồ, nhưng có lẽ là ngày di chuyển hài cốt của hai vị vào hang toại đạo trên đường Vua Appia, gần nhà thờ San Sebastianô ngày hôm nay. Người ta gặp thánh lễ này lần đầu tiên trong lịch của thành phố Rôma vào năm 354.
Simon, anh (hay em ?) của Anrê, xuất thân từ Betsaida miền Galilê, làm nghề đánh cá, có gia đình. Tất cả đều bình thường cho đến ngày Đức Giêsu thành Nadarét gọi để theo và phục vụ Người. Đức Giêsu đã ban cho ông tên mới là Kêphát, theo nghĩa Do Thái là Đá (từ đó dịch sang Ngữ là Petrus : Phêrô). Tên mới này nói lên sứ vụ trong tương lai của ông (Mt 16.13-20). Phêrô luôn đứng đầu trong danh sách Mười Hai Tông Đồ.
Sau khi Chúa Giêsu về trời, Phêrô lãnh đạo cộng đoàn tại Giêrusalem. Ông đón nhận những người ngoại giáo đầu tiên gia nhập vào Hội Thánh (Cv 10,11). Lịch sử minh chứng ngài đã dừng chân tại Rôma và tử đạo dưới thời hoàng đế Nêrô (khoảng năm 64-67).
Thánh Phaolô tử đạo vào năm 67. Xưa Hội thánh lấy ngày 30.6, sau ngày kính trọng thể Phêrô-Phaolô, để kính nhớ đặc biệt thánh Phaolô, nhưng lịch mới 1970 không còn nữa, ngược lại Hội Thánh nâng lễ “Thánh Phaolô trở lại” tháng Giêng lên bậc cao hơn.
Thánh Phêrô, tính tình ông nóng bỏng, bộc trực và đôi lúc hơi liều lĩnh. Nói về ông người ta không thể không nhắc đến cái vết thật đen trong cuộc đời của Ông. Đó là việc ông đã chối Chúa. Alain một nhà tư tưởng lớn của Pháp đã viết những lời như thế thật chua cay về cái biến cố này: "Tôi hình dung ra ông ta đang ở trên Thiên đàng, đầu đội triều thiên hào quang sáng chói nhưng mỗi khi nhớ đến 'dzụ' ấy, chắc ông còn phải đỏ mặt" Lý do, ông viết tiếp: "Tông đồ Phêrô trong hoàn cảnh lúc đó đã lẩn trốn như thỏ hay như chuột" Lời nhận định hơi chua chát một chút nhưng nó cho chúng ta thấy tính cách nghiêm trọng của vấn đề. Vì Phêrô là Thủ lãnh các tông đồ, thủ lãnh nhóm 12 và nhất là trước đó Chúa đã cảnh cáo ông.
Tuy nhiên bên cạnh những cái không tốt đó chúng ta lại thấy nơi Phêrô có nhiều đức tính đáng nể phục. Chính những đức tính sáng chói này sẽ làm lu mờ đi những cái tầm thường nơi con người của ông để rồi qua đó ông đã xứng đáng với sự tín nhiệm của Chúa khi Chúa đã đặt ông làm nền tảng Giáo Hội.
Đầu tiên chúng ta phải nói về lòng quảng đại. Tin Mừng ghi thật rõ, vừa khi được Chúa gọi ông nhanh nhẹn bỏ điều mà sau này ông 'kể công' với Chúa là tất cả mọi sự. Bên cạnh lòng quảng đại chúng ta còn thấy ở nơi Ông một đức tin chân thành. Đàng khác trên con đường theo Chúa ông còn có một đức tính hiếm hoi này mà những người khác ít ai có được đó là lòng gắn bó keo sơn với Chúa. Sau Phép lạ bánh hóa nhiều, Chúa có giảng một bài giảng về bánh hằng sống. Bài giảng đó đã đánh dấu một khúc quặt mới trong cuộc đời công khai của Chúa. "Lạy thầy, bỏ thầy chúng con biết theo ai vì Thầy có lời ban sự sống đời đời.
Nhưng đức tính đáng cảm phục nhất trong cuộc đời của Ông đó là lòng khiêm nhường. Sách Tu đức gọi đức Khiêm nhường là nền tảng mọi nhân đức. Đôi khi người ta cũng còn gọi đức khiêm nhường là mẹ các nhân đức.
Về Thánh Phaolô, Tin Mừng không nói một câu nào về Ông. Chúng ta chỉ được biết về ông sau khi Chúa Giêsu đã về trời. Xét về con người của ông thì chúng ta thấy ông có nhiều điểm hơn hẳn Phêrô. Ông là một con người có học thức. Là học trò của Giáo sư Kinh Thánh nổi tiếng Gamaliel. Gia đình ông thuộc loại khác giả. Đặc biệt ông là người có tước Công dân La mã
Ông không thuộc nhóm 12. Ông là một tông đồ sinh sau đẻ muộn nhưng là một tông đồ đặc biệt.
Ông xuất hiện không như một người về phe với Chúa, nhưng như một kẻ đối đầu. Tệ hơn, như một kẻ thù: Chúng ta còn nhớ thật rõ câu truyện ông tình nguyện đi Đamas để lùng bắt và tiêu diệt những người mang danh Kitô hữu. Thế nhưng cũng chính từ cuộc lùng bắt những người Kitô hữu này Chúa đã chinh phục ông. Cuộc chinh phục rất đột xuất làm cho nhiều người cảm thấy như không thể tin được. Thế nhưng đó lại là công việc của Chúa. Chúa chọn ông để sai ông đi rao giảng Tin Mừng cho dân ngoại.
Noi gương hai thánh Tông đồ Phêrô và Phaolô, chúng ta xin Chúa ơn sống khiêm tốn. Hãy để cho Chúa bước vào và làm chủ cuộc đời mình, để Thánh Ý Chúa được nên trọn qua đời sống của ta.
(Theo tgpsaigon.net)
PHỤNG VỤ TỪ 17-24/6/2012
- Thứ năm, ngày 21/6: Thánh
Luy Gônzaga, tu sĩ. Lễ nhớ.
(1568 - 1591)
Thánh Luy là con trưởng của Ferrante, bá tước lâu đài Castiglione miền Lombardic. Ông đã nhượng chức tổng chỉ huy cho hiệp sĩ của vua Henry VIII vì thích triều đình Tây Ban Nha hơn, tại Marid, Ferrante gặp Martha Tana đi theo hoàng hậu Isabelle. Ông lập gia đình với Martha năm 1566. Ngày 9 tháng 3 năm 1568, Luy chào đời.
Thân mẫu thánh nhân là người đạo đức. Bà đã dạy cho Luy biết kính sợ và yêu mến Chúa ngay từ hồi còn thơ ấu. Vì vậy, thánh nhân hay được gọi là "thiên thần con". Thân phụ Ngài trái lại đã muốn hứơng dẫn con mình vào nghề binh đao. Hồi lên 4 tuổi, Ngài được dẫn tới Casal để dự cuộc duyệt binh. Thân phụ Ngài cho Ngài mặc như một sĩ quan và vui mừng khi thấy con dẫn đầu đoàn quân, với quân phục vừa tầm cậu. Luy sống ở đây nhiều tháng và có dịp nghe những lời tục tĩu của lính tráng, dầu không hiểu gì.
Một ngày kia,, khi binh sĩ đang ngủ, Luy ăn cắp thuốc nạp vào súng khai hóa và suýt chết vì súng giật. Bá tước định trừng phạt đứa con của mình nhưng nhờ binh sĩ can thiệp, cậu được thả. Tuy nhiên đây là một lỗi lầm mà Luy than khóc suốt đời.
Năm 1577, Luy cùng với em trai là là Rôđôlfo được gởi đi học tại Florence. Tại đây, Luy đã khấn giữ mình trinh khiết trước ảnh Đức Mẹ truyền tin nhà nguyện dòng Tôi Tớ Đức Mẹ. Chẳng bao lâu sau, Ngài trở về Castigliône, và quyết định hiến mình cho Thiên Chúa, Ngài tăng thêm việc đạo đức và coi đó như bổn phận: quỳ đọc kinh nhật tụng Đức Mẹ, các thánh vịnh sám hối và những kinh nguyện khác. Tại Castigilione, Đức Hồng y Carrôlô Borrômeô đã làm cho Luy rước lễ lần đầu. Đức hồng y đã ngạc nhiên trước nhiệt tình và sự khắc khổ của thánh nhân và thốt lên: "Đứa trẻ này có thể làm gương cho chính các tu sĩ".
Bá tước Ferrante được đặt làm quan thị vệ của vua Tây Ban Nha, Luy trở thành thị đồng của hoàng tử, Luy nhiệt tình phục vụ hoàng tử Diogô, nhưng vẫn tìm cách sống tại triều đình như là sống trong tu viện. Nhưng rồi cái chết của Diegô dẫn Luy tới quyết định dứt khoát từ bỏ thế gian để gia nhập dòng Chúa Giêsu. Thân phụ Ngài bất mãn vì quyết định ấy và Luy phải đợi ba năm để được sự ưng thuận của thân phụ. Năm 18 tuổi, Ngài vui vẻ nhượng quyền thừa tự và bước vào đời sống tu trì.
Tại tu viện Luy muốn được hoàn toàn quên lãng. Ngài lo chuyện bếp núc, giúp đỡ người nghèo đeo bị đi ăn xin ngoài phố. Đối với gia đình, Ngài chỉ còn muốn nghĩ tới trong kinh nguyện mà thôi. Sau 2 năm trong dòng, ngày 25 tháng 11 năm 1587, Ngài tuyên khấn và lãnh phép cắt tóc gia nhập hàng giáo sĩ ít lâu sau đó.
Nhưng gia đình bỗng có chuyện tranh chấp sau khi thân phụ Ngài qua đời. Tháng 9 năm 1589, bề trên cho phép Luy về Castiglione để giàn xếp. Luy được tiếp đón như một thiên thần từ trời xuống. Mẹ Ngài không cầm mình nổi, đã quì xuống trước mặt con. Từ khắp ngả người ta nói với nhau : Chúng ta thấy Một Vị Thánh.
Cuộc dàn xếp ổn thỏa, Luy được lãnh giảng thuyết trước khi đi. Ngài đã diễn thuyết một cách kỳ diệu đến nỗi hơn 700 thính giả đã tới tòa cáo giải ngay.
Giã từ cha mẹ, Luy trở lại Milan ngày 22 tháng 3 năm 1590 để tiếp tục lớp thần học và được dời về Rôma ngay năm đó để diễn thuyết trước mặt nhiều giám mục nước Ý. Chính tại đây Ngài qua đời như là nạn nhân của lòng bác ái. Lúc ấy có một bệnh dịch tàn phá Rôma.
Thánh Luy hiến trọn xác hồn phục vụ các bệnh nhân, Ngài làm nhiệm vụ khuân vác giúp đỡ mọi người, có khi vác cả xác chết nữa. Tận tụy làm việc cho đến ngày 20 tháng 6 năm 1591 thì bị bất tỉnh. Hôm sau tỉnh dậy Ngài chào anh em, rước của ăn đàng rồi từ trần.
(1568 - 1591)
Thánh Luy là con trưởng của Ferrante, bá tước lâu đài Castiglione miền Lombardic. Ông đã nhượng chức tổng chỉ huy cho hiệp sĩ của vua Henry VIII vì thích triều đình Tây Ban Nha hơn, tại Marid, Ferrante gặp Martha Tana đi theo hoàng hậu Isabelle. Ông lập gia đình với Martha năm 1566. Ngày 9 tháng 3 năm 1568, Luy chào đời.
Thân mẫu thánh nhân là người đạo đức. Bà đã dạy cho Luy biết kính sợ và yêu mến Chúa ngay từ hồi còn thơ ấu. Vì vậy, thánh nhân hay được gọi là "thiên thần con". Thân phụ Ngài trái lại đã muốn hứơng dẫn con mình vào nghề binh đao. Hồi lên 4 tuổi, Ngài được dẫn tới Casal để dự cuộc duyệt binh. Thân phụ Ngài cho Ngài mặc như một sĩ quan và vui mừng khi thấy con dẫn đầu đoàn quân, với quân phục vừa tầm cậu. Luy sống ở đây nhiều tháng và có dịp nghe những lời tục tĩu của lính tráng, dầu không hiểu gì.
Một ngày kia,, khi binh sĩ đang ngủ, Luy ăn cắp thuốc nạp vào súng khai hóa và suýt chết vì súng giật. Bá tước định trừng phạt đứa con của mình nhưng nhờ binh sĩ can thiệp, cậu được thả. Tuy nhiên đây là một lỗi lầm mà Luy than khóc suốt đời.
Năm 1577, Luy cùng với em trai là là Rôđôlfo được gởi đi học tại Florence. Tại đây, Luy đã khấn giữ mình trinh khiết trước ảnh Đức Mẹ truyền tin nhà nguyện dòng Tôi Tớ Đức Mẹ. Chẳng bao lâu sau, Ngài trở về Castigliône, và quyết định hiến mình cho Thiên Chúa, Ngài tăng thêm việc đạo đức và coi đó như bổn phận: quỳ đọc kinh nhật tụng Đức Mẹ, các thánh vịnh sám hối và những kinh nguyện khác. Tại Castigilione, Đức Hồng y Carrôlô Borrômeô đã làm cho Luy rước lễ lần đầu. Đức hồng y đã ngạc nhiên trước nhiệt tình và sự khắc khổ của thánh nhân và thốt lên: "Đứa trẻ này có thể làm gương cho chính các tu sĩ".
Bá tước Ferrante được đặt làm quan thị vệ của vua Tây Ban Nha, Luy trở thành thị đồng của hoàng tử, Luy nhiệt tình phục vụ hoàng tử Diogô, nhưng vẫn tìm cách sống tại triều đình như là sống trong tu viện. Nhưng rồi cái chết của Diegô dẫn Luy tới quyết định dứt khoát từ bỏ thế gian để gia nhập dòng Chúa Giêsu. Thân phụ Ngài bất mãn vì quyết định ấy và Luy phải đợi ba năm để được sự ưng thuận của thân phụ. Năm 18 tuổi, Ngài vui vẻ nhượng quyền thừa tự và bước vào đời sống tu trì.
Tại tu viện Luy muốn được hoàn toàn quên lãng. Ngài lo chuyện bếp núc, giúp đỡ người nghèo đeo bị đi ăn xin ngoài phố. Đối với gia đình, Ngài chỉ còn muốn nghĩ tới trong kinh nguyện mà thôi. Sau 2 năm trong dòng, ngày 25 tháng 11 năm 1587, Ngài tuyên khấn và lãnh phép cắt tóc gia nhập hàng giáo sĩ ít lâu sau đó.
Nhưng gia đình bỗng có chuyện tranh chấp sau khi thân phụ Ngài qua đời. Tháng 9 năm 1589, bề trên cho phép Luy về Castiglione để giàn xếp. Luy được tiếp đón như một thiên thần từ trời xuống. Mẹ Ngài không cầm mình nổi, đã quì xuống trước mặt con. Từ khắp ngả người ta nói với nhau : Chúng ta thấy Một Vị Thánh.
Cuộc dàn xếp ổn thỏa, Luy được lãnh giảng thuyết trước khi đi. Ngài đã diễn thuyết một cách kỳ diệu đến nỗi hơn 700 thính giả đã tới tòa cáo giải ngay.
Giã từ cha mẹ, Luy trở lại Milan ngày 22 tháng 3 năm 1590 để tiếp tục lớp thần học và được dời về Rôma ngay năm đó để diễn thuyết trước mặt nhiều giám mục nước Ý. Chính tại đây Ngài qua đời như là nạn nhân của lòng bác ái. Lúc ấy có một bệnh dịch tàn phá Rôma.
Thánh Luy hiến trọn xác hồn phục vụ các bệnh nhân, Ngài làm nhiệm vụ khuân vác giúp đỡ mọi người, có khi vác cả xác chết nữa. Tận tụy làm việc cho đến ngày 20 tháng 6 năm 1591 thì bị bất tỉnh. Hôm sau tỉnh dậy Ngài chào anh em, rước của ăn đàng rồi từ trần.
- Chiều thứ bảy, ngày 24/6 : Lễ vọng sinh nhật Thánh Gioan Tẩy Giả
Thánh Gioan sinh ra tại Herbon, vào cùng một năm Chúa cứu thế ra đời. Cha Ngài, ông Giacaria và mẹ Ngài là Isave đều là những người công chính, thánh thiện, tuân giữ nghiêm ngặt luật Chúa không thể chê trách được. Dầu tuổi cao nhưng họ lại không có con. Một ngày kia khi Giacaria thi hành phận vụ tại đền thờ, một thiên tthần đã hiện ra và nói với ông: - "Giacaria, đừng sợ, vì lời khấn nguyện của ngươi đã được nhậm, và Isave, vợ ngươi sẽ sinh cho ngươi một người con, và người sẽ đặt tên cho nó là Gioan. Nó sẽ làm lớn trước mặt Chúa, từ trong lòng mẹ sẽ được đầy Thánh Thần" (Lc 1,13-17).
Nhưng Giacaria ngạc nhiên và nghi ngờ nói với thiên thần : - "Sự ấy làm sao tôi biết được. Vì tôi đã già rồi và vợ tôi cũng đã cao niên" (Lc 1,18)
Đáp lại, thiên thần nói với ông : "Ta là Gabriel, kể chầu hầu trước mặt Thiên Chúa, Ta đã được sai đến với ngươi và đem Tin Mừng này cho ngươi. Và này ngươi sẽ phải làm thinh không thể nói được nữa, cho đến ngày các điều ấy xảy ra vì lẽ ngươi đã không tin những lời của Ta, những lời đến thời đến buổi sẽ nên trọn" (Lc 1,19-20)
Ra khỏi đền thờ, Giacaria bị câm. Còn Isave , bà im lặng với niểm vui vì sẽ có con. Sáu tháng sau, Thiên thần lại hiện đến Đức trinh Nữ tại Nazareth, mang theo một sứ mệnh cao cả hơn nhiều. Đức Maria được chọn làm mẹ sinh ra Đấng cứu thế. Dịp này, Ngài cũng được báo cho biết về việc thụ thai của Isave trong lúc tuổi già, Ngài vội vã lên đường thăm viếng người chị em diễm phúc của mình. Cuộc gặp gỡ đã ảnh hưởng tới con trẻ. Khi Đức Trinh Nữ vừa mới mở lời chào thì con trẻ trong lòng Isave nhảy mừng và đã được đức tin hóa bởi sự hiện diện của Thiên Chúa mà Đức Trinh Nữ cao cả vừa mang thai.
Isave cảm biết sự kiện và ơn thánh thanh tẩy trong con trẻ cũng được khai sáng bà mẹ. Bà đã biết mầu nhiệm nhập thể và được Thánh Linh thần hứng, bà đã kêu lên : - "Trong nữ giới có Người là diễm phúc và đáng chúc tụng thay hoa quả lòng người. Và bởi đâu với được thế này là Mẹ Chúa tôi đến với tôi ?" (Lc 1,42-43).
Maria đã lưu lại với Isave chừng ba tháng. Hết thời thai nghén, Isave sinh con. Láng giềng và thân thích nghe biết Chúa đã xử rất nhân hậu với bà thì đều chung vui với bà. Ngày thứ tám gia đình họp lại để làm phép cắt bì cho con trẻ. Mọi người đều gọi con trẻ là Giacaria. Nhưng Isave nói với họ : - "Không, tên nó là Gioan".
Họ nói với bà : - Nào có ai trong thân thích bà mang tên đó đâu ?
Người ta ra dấu hỏi người cha đứa trẻ xem ông muốn đặt tên gì. Lấy một tấm bảng ông viết : - "Gioan là tên nó".
Mọi người kinh ngạc nói với nhau : - Con trẻ này rồi sẽ ra sao ?
Còn Giacaria, ông hết bị câm và mở miệng xướng bài ca chúc tụng Chúa, trong đó ông nói tiên tri về sứ mệnh con trẻ và việc Chúa sắp đến. Lời ca này được Giáo hội lập lại mỗi ngày vào giờ kinh sáng.
Thánh kinh ghi nhận rằng : Gioan lớn dần, tinh thần dũng mạnh và ở trong hoang điạ cho đến ngày thi hành sứ vụ. Khi ấy, ông đi khắp vùng quanh sông Giodan rao giảng sám hối và thực hiện phép rửa Thanh tẩy (Lc 3). Bởi vậy Ngài cũng được gọi là Gioan Tẩy Giả.
PHỤNG
VỤ TỪ 10-16/6/2012
- Thứ hai, ngày 11/6: Thánh Barnaba,
tông đồ, lễ nhớ.
THÁNH BARNABÊ, (St. Barnabas)
“Vị thánh này có phúc, vì đáng được kể thêm vào số các Tông Đồ: Người thật là tốt, đầy ơn Thánh Thần và lòng tin”( Cv 11, 24 ). Thánh Barnabê là một trong 72 môn đệ đầu tiên đã nghe Chúa Giêsu giảng dậy và đã trở thành môn đệ của Ngài
THÁNH BARNABÊ, MÔN ĐỆ CỦA CHÚA GIÊSU:
Đã có lần, có dịp nghe Chúa Giêsu giảng dậy và đã chứng kiến Chúa Giêsu làm phép lạ, thánh Barnabê đã trở thành một trong 72 môn đệ đầu tiên của Chúa Giêsu. Vì Chúa Giêsu đã nói:” Không phải anh em đã chọn Thầy, nhưng chính Thầy đã chọn anh em, và cắt cử anh em để anh em ra đi, sinh được hoa trái...”( Ga 15, 16 ).Chính Chúa Giêsu đã chọn Barnabê để thánh nhân làm chứng cho tình yêu của Chúa và giới thiệu Chúa Giêsu cho nhiều người. Sau biến cố Chúa Giêsu lên trời, các tông đồ sai Barnabê đi truyền giáo ở Antiokia, một miền trù phú và thịnh vượng, phồn vinh nhất lúc bấy giờ. Và như lời Chúa nói:”...hầu tất cả những gì anh em xin cùng Chúa Cha nhân danhThầy thì Thầy ban cho anh em”( Ga 15, 16 ). Thánh Barnabê luôn có Chúa Thánh Thần tràn đầy và nhờ tài giảng thuyết, Ngài đã đưa được biết bao nhiêu người trở về với Chúa. Thánh nhân đã mời thánh Phaolô về ở với mình và cùng giảng dậy, loan báo Tin Mừng ở Antiokia. Sau đó, thánh nhân mang món tiền mà Ngài đã quyên góp được về Giêrusa lem gặp các vị kỳ mục và các tông đồ khác. Đường lối và ý nhiệm mầu của Chúa lại khác, Barnabê và Phaolô lại được trao sứ mạng rao giảng Tin Mừng cho dân ngoại, nên các Ngài lại trẩy đi Séleucie và Chypre. Dân bản xứ và các người ngoại giáo, đón tiếp các Ngài một cách nhiệt tình, họ tin theo các Ngài. Tuy nhiên cũng có những người Do Thái có óc thủ cựu, hẹp hòi đã tìm cách gièm pha, chế diễu và nói nhiều lời ngạo mạn đối với các Ngài, họ xúi giục những thành phần bất hảo ngược đãi và trục xuất các Ngài ( Cv 13, 50 ). Chúa cho các Ngài làm nhiều phép lạ: xua trừ ma quỉ, chữa bệnh, làm cho kẻ chết sống lại để củng cố niềm tin của các tân tòng.
CHÚA THƯỞNG CÔNG CHO THÁNH BARNABÊ:
Thánh Barnabê và thánh Marcô tiếp tục rao giảng ở đảo Chypre. Chúa đã yêu thương cho thánh Barnabê được lãnh triều thiên qua cái chết tử đạo của Ngài:” Hạt lúa mì rơi xuống đất không thúi đi, thì nó sẽ không sinh nhiều bông hạt...”. Người Do Thái ở Syria đã xúi giục dân chúng ném đá và xử tử thánh Barnabê. Đời Hoàng Đế Zénon, vào năm 488, người ta đã tìm thấy xác của thánh Barnabê tại Salamine thuộc đảo Chypre, Hy Lạp.
Lạy Chúa, Chúa đã truyền phải dành riêng thánh Barnabê là một người đầy lòng tin và Thánh Thần, để thánh nhân đưa dân ngoại về với Chúa. Xin cho mọi tín hữu biết dùng lời nói và việc làm để trung thành loan báo Tin Mừng Đức Kitô như thánh nhân đã can đảm rao truyền( ca nhập lễ, lễ thánh Barnabê, tông đồ ).
Linh mục Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
THÁNH BARNABÊ, (St. Barnabas)
“Vị thánh này có phúc, vì đáng được kể thêm vào số các Tông Đồ: Người thật là tốt, đầy ơn Thánh Thần và lòng tin”( Cv 11, 24 ). Thánh Barnabê là một trong 72 môn đệ đầu tiên đã nghe Chúa Giêsu giảng dậy và đã trở thành môn đệ của Ngài
THÁNH BARNABÊ, MÔN ĐỆ CỦA CHÚA GIÊSU:
Đã có lần, có dịp nghe Chúa Giêsu giảng dậy và đã chứng kiến Chúa Giêsu làm phép lạ, thánh Barnabê đã trở thành một trong 72 môn đệ đầu tiên của Chúa Giêsu. Vì Chúa Giêsu đã nói:” Không phải anh em đã chọn Thầy, nhưng chính Thầy đã chọn anh em, và cắt cử anh em để anh em ra đi, sinh được hoa trái...”( Ga 15, 16 ).Chính Chúa Giêsu đã chọn Barnabê để thánh nhân làm chứng cho tình yêu của Chúa và giới thiệu Chúa Giêsu cho nhiều người. Sau biến cố Chúa Giêsu lên trời, các tông đồ sai Barnabê đi truyền giáo ở Antiokia, một miền trù phú và thịnh vượng, phồn vinh nhất lúc bấy giờ. Và như lời Chúa nói:”...hầu tất cả những gì anh em xin cùng Chúa Cha nhân danhThầy thì Thầy ban cho anh em”( Ga 15, 16 ). Thánh Barnabê luôn có Chúa Thánh Thần tràn đầy và nhờ tài giảng thuyết, Ngài đã đưa được biết bao nhiêu người trở về với Chúa. Thánh nhân đã mời thánh Phaolô về ở với mình và cùng giảng dậy, loan báo Tin Mừng ở Antiokia. Sau đó, thánh nhân mang món tiền mà Ngài đã quyên góp được về Giêrusa lem gặp các vị kỳ mục và các tông đồ khác. Đường lối và ý nhiệm mầu của Chúa lại khác, Barnabê và Phaolô lại được trao sứ mạng rao giảng Tin Mừng cho dân ngoại, nên các Ngài lại trẩy đi Séleucie và Chypre. Dân bản xứ và các người ngoại giáo, đón tiếp các Ngài một cách nhiệt tình, họ tin theo các Ngài. Tuy nhiên cũng có những người Do Thái có óc thủ cựu, hẹp hòi đã tìm cách gièm pha, chế diễu và nói nhiều lời ngạo mạn đối với các Ngài, họ xúi giục những thành phần bất hảo ngược đãi và trục xuất các Ngài ( Cv 13, 50 ). Chúa cho các Ngài làm nhiều phép lạ: xua trừ ma quỉ, chữa bệnh, làm cho kẻ chết sống lại để củng cố niềm tin của các tân tòng.
CHÚA THƯỞNG CÔNG CHO THÁNH BARNABÊ:
Thánh Barnabê và thánh Marcô tiếp tục rao giảng ở đảo Chypre. Chúa đã yêu thương cho thánh Barnabê được lãnh triều thiên qua cái chết tử đạo của Ngài:” Hạt lúa mì rơi xuống đất không thúi đi, thì nó sẽ không sinh nhiều bông hạt...”. Người Do Thái ở Syria đã xúi giục dân chúng ném đá và xử tử thánh Barnabê. Đời Hoàng Đế Zénon, vào năm 488, người ta đã tìm thấy xác của thánh Barnabê tại Salamine thuộc đảo Chypre, Hy Lạp.
Lạy Chúa, Chúa đã truyền phải dành riêng thánh Barnabê là một người đầy lòng tin và Thánh Thần, để thánh nhân đưa dân ngoại về với Chúa. Xin cho mọi tín hữu biết dùng lời nói và việc làm để trung thành loan báo Tin Mừng Đức Kitô như thánh nhân đã can đảm rao truyền( ca nhập lễ, lễ thánh Barnabê, tông đồ ).
Linh mục Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
- Thứ tư, ngày 13/6: Thánh Antôn
Pađôva, linh mục, tiến sĩ Hội Thánh, lễ nhớ.
THÁNH ANTÔN PAĐUA, (St. Anthony of Padua)
Linh mục, tiến sĩ Hội Thánh, ngày 13/6
“ Muôn dân tường thuật sự khôn ngoan của các thánh, và Giáo Hội loan truyền lời ca tụng các Ngài: tên tuổi các Ngài sẽ muôn đời tồn tại”( Hc 44, 14-15 ).Thánh Antôn Pađua qua đời mới có 36 tuổi, nhưng Ngài đã nổi tiếng về nhân đức ,phép lạ và những tư tưởng của Ngài.
MỘT LÝ TƯỞNG. MỘT CUỘC ĐỜI :
Thánh Antôn Pađua được sinh ra trong một gia đình quyền quí, đạo đức và thánh thiện tại Lisbone thủ đô nước Bồ Đào Nha vào năm 1195. Thánh nhân được hấp thụ một nền giáo dục đạo đức và đầy bác ái, nên Ngài sớm nhận ra tiếng Chúa mời gọi. Thánh nhân xin gia nhập Dòng thánh Augustinô và được nhà Dòng, Bề Trên cho lãnh nhận sứ vụ linh mục. Tuy nhiên, thánh nhân thích sống chiêm niệm, sống khắc khổ, khiêm tốn, Ngài ước muốn được đi truyền giáo cho dân ngoại và mong muốn được chết tử vì đạo, chính vì thế thánh nhân xin gia nhập Dòng anh em hèn mọn Phanxicô vào năm 1220. Thánh nhân cầu được ước thấy vì các Bề Trên chấp nhận lời cầu xin của Ngài, sai Ngài đi truyền giáo cho thổ dân Sarrasins bên Phi Châu. Nhưng ý Chúa thật nhiệm mầu, thánh nhân khi vừa tới Phi Châu đã ngã bệnh nặng và phải quay trở về chữa bệnh. Trên đường về lại quê hương, tầu của Ngài bị bão đánh dạt vào đảo Sicile thuộc nước Ý Đại Lợi, Ngài tới cư ngụ tại nhà Dòng ở Monte Paulo.
CÁI TÀI CHÚA BAN CHO THÁNH NHÂN:
Nhờ tài lợi khẩu, nhờ gương sáng đạo đức và thánh thiện, Ngài được các Bề Trên tin tưởng, tín nhiệm sai đi giảng khắp nơi và lo công việc đào tạo, giáo dục các tu sĩ trong Dòng. Chúa ban sức mạnh cho thánh nhân, Chúa Thánh Thần luôn tác động tâm hồn thánh nhân, nên lời giảng của Ngài luôn luôn có sức thu hút, lôi cuốn nhiều người. Chúa củng cố lời giảng của thánh Antôn Pađua bằng nhiều phép lạ kèm theo. Thánh nhân đã có ảnh hưởng rất lớn tại Ý, tại Pháp, thánh nhân làm việc không mệt mỏi, không ngơi nghỉ. Ngài được đặt tên là “ Hòm Bia Giao Ước” và “ Cái búa của bọn lạc giáo” đúng như lời sách thánh:” Các hiền sĩ sẽ chói lọi như bầu trời rực rỡ, những ai làm cho muôn người nên công chính, sẽ chiếu sáng như những vì sao, đến muôn thuở muôn đời”( Đn 12, 3 ).
CHÚA THƯỞNG CÔNG THÁNH ANTÔN PAĐUA:
Bông hoa tươi đẹp, Chúa ngắt về với Ngài để thánh nhân sống bên Chúa ngày 13 tháng 6 năm 1231. Thánh nhân ra đi trong an bình, trở về với Chúa khi Ngài mới tròn 36 tuổi. Thánh nhân rất nổi tiếng về các nhân đức và các phép lạ Ngài đã làm. Năm 1946, Đức Giáo Hoàng Piô XII đã tôn phong thánh Antôn Pađua làm tiến sĩ Hội Thánh.
“Lạy Thiên Chúa toàn năng hằng hữu, Chúa đã ban cho dân Chúa một nhà giảng thuyết lừng danh và cũng là người cứu giúp những ai nghèo khổ, đó là thánh linh mục Antôn. Xin nhận lời thánh nhân chuyển cầu, cho chúng con biết trung thành tuân giữ giáo huấn của Đức Kitô, để được nâng đỡ trong những lúc ngặt nghèo”
( Lời nguyện nhập lễ, lễ thánh Antôn Pađua ).
Linh mục Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
THÁNH ANTÔN PAĐUA, (St. Anthony of Padua)
Linh mục, tiến sĩ Hội Thánh, ngày 13/6
“ Muôn dân tường thuật sự khôn ngoan của các thánh, và Giáo Hội loan truyền lời ca tụng các Ngài: tên tuổi các Ngài sẽ muôn đời tồn tại”( Hc 44, 14-15 ).Thánh Antôn Pađua qua đời mới có 36 tuổi, nhưng Ngài đã nổi tiếng về nhân đức ,phép lạ và những tư tưởng của Ngài.
MỘT LÝ TƯỞNG. MỘT CUỘC ĐỜI :
Thánh Antôn Pađua được sinh ra trong một gia đình quyền quí, đạo đức và thánh thiện tại Lisbone thủ đô nước Bồ Đào Nha vào năm 1195. Thánh nhân được hấp thụ một nền giáo dục đạo đức và đầy bác ái, nên Ngài sớm nhận ra tiếng Chúa mời gọi. Thánh nhân xin gia nhập Dòng thánh Augustinô và được nhà Dòng, Bề Trên cho lãnh nhận sứ vụ linh mục. Tuy nhiên, thánh nhân thích sống chiêm niệm, sống khắc khổ, khiêm tốn, Ngài ước muốn được đi truyền giáo cho dân ngoại và mong muốn được chết tử vì đạo, chính vì thế thánh nhân xin gia nhập Dòng anh em hèn mọn Phanxicô vào năm 1220. Thánh nhân cầu được ước thấy vì các Bề Trên chấp nhận lời cầu xin của Ngài, sai Ngài đi truyền giáo cho thổ dân Sarrasins bên Phi Châu. Nhưng ý Chúa thật nhiệm mầu, thánh nhân khi vừa tới Phi Châu đã ngã bệnh nặng và phải quay trở về chữa bệnh. Trên đường về lại quê hương, tầu của Ngài bị bão đánh dạt vào đảo Sicile thuộc nước Ý Đại Lợi, Ngài tới cư ngụ tại nhà Dòng ở Monte Paulo.
CÁI TÀI CHÚA BAN CHO THÁNH NHÂN:
Nhờ tài lợi khẩu, nhờ gương sáng đạo đức và thánh thiện, Ngài được các Bề Trên tin tưởng, tín nhiệm sai đi giảng khắp nơi và lo công việc đào tạo, giáo dục các tu sĩ trong Dòng. Chúa ban sức mạnh cho thánh nhân, Chúa Thánh Thần luôn tác động tâm hồn thánh nhân, nên lời giảng của Ngài luôn luôn có sức thu hút, lôi cuốn nhiều người. Chúa củng cố lời giảng của thánh Antôn Pađua bằng nhiều phép lạ kèm theo. Thánh nhân đã có ảnh hưởng rất lớn tại Ý, tại Pháp, thánh nhân làm việc không mệt mỏi, không ngơi nghỉ. Ngài được đặt tên là “ Hòm Bia Giao Ước” và “ Cái búa của bọn lạc giáo” đúng như lời sách thánh:” Các hiền sĩ sẽ chói lọi như bầu trời rực rỡ, những ai làm cho muôn người nên công chính, sẽ chiếu sáng như những vì sao, đến muôn thuở muôn đời”( Đn 12, 3 ).
CHÚA THƯỞNG CÔNG THÁNH ANTÔN PAĐUA:
Bông hoa tươi đẹp, Chúa ngắt về với Ngài để thánh nhân sống bên Chúa ngày 13 tháng 6 năm 1231. Thánh nhân ra đi trong an bình, trở về với Chúa khi Ngài mới tròn 36 tuổi. Thánh nhân rất nổi tiếng về các nhân đức và các phép lạ Ngài đã làm. Năm 1946, Đức Giáo Hoàng Piô XII đã tôn phong thánh Antôn Pađua làm tiến sĩ Hội Thánh.
“Lạy Thiên Chúa toàn năng hằng hữu, Chúa đã ban cho dân Chúa một nhà giảng thuyết lừng danh và cũng là người cứu giúp những ai nghèo khổ, đó là thánh linh mục Antôn. Xin nhận lời thánh nhân chuyển cầu, cho chúng con biết trung thành tuân giữ giáo huấn của Đức Kitô, để được nâng đỡ trong những lúc ngặt nghèo”
( Lời nguyện nhập lễ, lễ thánh Antôn Pađua ).
Linh mục Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
- Thứ sáu, ngày 15/6: Thánh Tâm Chúa
Giêsu, lễ trọng: ngày thế giới xin ơn thánh hóa các linh mục,Bổn mạng giáo xứ Chính Tòa.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét