CHÚA NHẬT V PHỤC SINH
LỜI CHÚA: Ga 13,
31-33a.34-35
Khi Giuđa ra khỏi phòng tiệc, Chúa
Giêsu liền phán: “Bây giờ Con Người được vinh hiển và Thiên Chúa được vinh hiển
nơi Người. Nếu Thiên Chúa được vinh hiển nơi Người, thì Thiên Chúa lại cho
Người được vinh hiển nơi chính mình, và Thiên Chúa sẽ cho Người được vinh hiển.
“Các con yêu quý, Thầy chỉ còn ở với các con một ít nữa thôi. Thầy ban cho các
con điều răn mới, là các con hãy yêu thương nhau. Như Thầy đã yêu thương các
con, thì các con cũng hãy yêu thương nhau. Căn cứ vào điều này mà mọi người
nhận biết các con là môn đệ của Thầy, là nếu các con yêu thương nhau”.
SUY NIỆM
Tin Mừng hôm nay, qua lời Chúa Giêsu, là một lời an ủi
tuyệt vời dành cho mỗi người: “Anh em đừng để lòng mình bối rối. Hãy tin vào
Thiên Chúa và tin vào Thầy.”
1. ĐỪNG ĐỂ LÒNG BỐI RỐI – TIN VÀO CHÚA
Chúa Giêsu biết rõ rằng các môn đệ sắp phải trải qua
những ngày tháng đau thương và bối rối vì Ngài sắp bị bắt, chịu chết và rồi
phục sinh. Ngài dặn họ: đừng để lòng mình bối rối, hãy giữ niềm tin. Chúng ta
cũng vậy, trong cuộc đời không ít lần gặp những biến cố, mất mát hay sự không
chắc chắn. Nhưng lời Chúa hôm nay mời gọi chúng ta đặt niềm tin vững chắc vào
Thiên Chúa, vào Chúa Giêsu – Đấng đã chiến thắng sự chết và là nguồn sống đích thực.
2. “Thầy là đường, là sự thật và là sự sống” – Chúa là
điểm tựa duy nhất
Chúa Giêsu không chỉ là người dẫn đường, mà chính là
con đường duy nhất dẫn đến sự sống vĩnh cửu. Ngài là sự thật, không chỉ là chân
lý mà còn là sự thật về chính bản thân mỗi người và về ý nghĩa cuối cùng của
cuộc đời. Khi chúng ta theo Chúa, chúng ta không đi lạc hướng. Ngài là sự sống,
là nguồn mạch ban sự sống đích thực, vượt lên trên sự sống trần thế phù du và
tạm bợ. Tin vào Chúa Giêsu là bước vào một cuộc hành trình tràn đầy hy vọng,
bởi vì dù có gặp thử thách hay khổ đau, chúng ta vẫn có một điểm tựa vững chắc.
3. “Ai thấy Thầy là thấy Cha” – Mối liên hệ mật thiết
giữa Chúa và Cha
Chúa Giêsu cho thấy Ngài và Chúa Cha là một. Tin vào
Ngài là tin vào Thiên Chúa yêu thương. Qua cuộc sống và lời dạy của Chúa Giêsu,
chúng ta được nhận biết Chúa Cha – Đấng từ bi, nhân hậu, luôn đồng hành và nâng
đỡ chúng ta trong mọi hoàn cảnh. Sống đức tin là để cho người khác nhìn thấy
Chúa qua chính cuộc sống của chúng ta – qua cách yêu thương, tha thứ, và phục
vụ.
Cầu nguyện: Lạy Chúa Giêsu, xin ban cho con một đức tin vững vàng, không dao động
trước những sóng gió cuộc đời. Xin giúp con luôn tin tưởng rằng Chúa là Đường
dẫn con về nhà Cha trên trời, là Sự Thật giúp con nhận ra ý nghĩa cuộc sống, và
là Sự Sống nuôi dưỡng tâm hồn con mỗi ngày. Xin cho con trở nên dấu chỉ sống
động của tình yêu Chúa giữa đời, để những người chung quanh con cũng được biết
và tin vào Chúa.
ĐẶT TƯỢNG ĐỨC MẸ LA VANG
VIỆT NAM
TẠI VƯỜN VATICAN
Nhân kỷ niệm 60 năm thành lập Hội
đồng Giám mục Việt Nam, 24/11/1960-1965, vào ngày 29/4/2025, Đức Tổng Giám mục
Giuse Nguyễn Năng, Tổng Giám mục của Sài Gòn và cũng là Chủ tịch Hội đồng Giám
mục Việt Nam, đã làm phép một tượng Đức Mẹ La Vang tại Vườn Vatican. Hiện diện
trong buổi đặt tượng và làm phép còn có Đức Hồng y Giovanni Lajolo, nguyên Chủ
tịch Phủ Thống đốc Thành Vatican và nguyên Chủ tịch Ủy ban Quốc gia Thành
Vatican, người đã giúp để việc đặt tượng thành hiện thực; và một số Giám mục
Việt Nam: Đức Tổng Giám mục Giuse Vũ Văn Thiên, Tổng Giám mục Hà Nội, Đức Cha
Giuse Đỗ Mạnh Hùng của giáo phận Phan Thiết, Đức Cha Emmanuel Nguyễn Hồng Sơn
của giáo phận Bà Ria, Đức Cha Luy Nguyễn Anh Tuấn của giáo phận Hà Tĩnh và Đức
Cha Phêrô Kiều Công Tụng của giáo phận Phát Diệm; cùng một số linh mục, tu sĩ
và giáo dân. Tại Vườn Vatican đã có nhiều ảnh Đức Mẹ của nhiều quốc gia khác
nhau, được thực hiện bằng những phong cách nghệ thuật khác nhau; ví dụ như Đức
Mẹ Guadalupe của Mexico, Đức Mẹ Lujan của Argentina, Đức Mẹ của Ba Lan, và mới
nhất là Đức Mẹ của Hàn Quốc. Vườn Đức Mẹ của các nước Tuy nhiên, Đức Mẹ La Vang
là “tượng” Đức Mẹ thứ hai được đặt tại Vườn Vatican sau tượng Đức Mẹ của Hoa
Kỳ. Tượng được đặt tại vị trí rất đẹp, gần với chuông Đại Năm Thánh 2000, và xa
xa phía sau là mài vòm Đền thờ Thánh Phêrô. Bởi thế, Đức Hồng y Lajolo đã nói
rằng tượng Đức Mẹ La Vang này không chỉ là của người Việt Nam, nhưng còn là bổn
mạng của mọi người sống trong khu vực này. Trong nghi thức làm phép tượng, Đức
Tổng Giám mục Giuse Nguyễn Năng nói rằng “Chúng ta hy vọng rằng với sự hiện
diện của tượng Đức Mẹ La Vang ở đây, thì sau này, từ Đức Thánh Cha, hay bất cứ
ai đi ngang qua đây, cũng cảm thấy Đức Mẹ như là bổn mạng của khu vực này”.
“Chúng ta tin rằng Đức Mẹ ở nơi đây cũng sẽ chuyển cầu cho tất cả cộng đồng
Giáo hội Việt Nam ở khắp nơi. Chúng ta dâng lời tạ ơn Chúa và phó thác cho Đức
Mẹ”. Đức Tổng Giám mục Giuse Nguyễn Năng đã xông hương và làm phép tượng giữa
lời ca nguyện kính Đức Mẹ, Mẹ Thiên Chúa.
Công trình đặt tượng Đức Mẹ La Vang
ở Vườn Vatican đã được Giáo hội Việt Nam thao thức từ lâu với mong muốn giới
thiệu hình ảnh Đức Mẹ thân thương của dân tộc Việt Nam với Giáo hội hoàn vũ và
cách đặc biệt, sự hiện diện của Đức Mẹ Việt Nam ở thủ đô Giáo hội diễn tả sự
hiệp thông của Giáo hội tại Việt Nam với Giáo hội hoàn vũ, cũng như những lời
kinh Kính Mừng dâng kính Đức Mẹ La Vang cũng là lời cầu nguyện cho Giáo hội
hoàn vũ và cho Đức Thánh Cha. Xin đặt tượng tại Vườn Vatican Đức Thánh Cha
Phanxicô chấp thuận Gặp vị hữu trách để tiến hành Tượng Đức Mẹ La Vang bằng đá
cẩm thạch trắng, xuất xứ từ Quỳ Hợp, Nghệ An, cao 1,6 mét, được đặt trên đế cao
0,6 mét, được điêu khắc tại Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng, bởi nghệ nhân Giuse Trần Văn
Giang, và chuyển bằng máy bay sang Roma. Nghệ nhân Giuse Trần Văn Giang đang
điêu khắc tượng Theo lời kể, Đức Mẹ hiện ra tại La Vang lần đầu tiên vào năm
1798 khi những cuộc bắt đạo, bách hại người Công giáo Việt Nam bắt đầu. Nhiều
người Công giáo gần thị trấn Quảng Trị đã chạy trốn và tìm nơi ẩn náu trong
rừng sâu của La Vang và phải đương đầu với đói khát, đau yếu, bệnh tật vì sống
trong cảnh giá lạnh, nơi rừng thiêng nước độc và thú dữ luôn rình rập. Các tín
hữu chỉ biết một lòng tin cậy phó thác vào Thiên Chúa và Đức Mẹ. Họ thường tụ
họp dưới gốc cây đa cổ thụ, cầu nguyện, lần hạt, an ủi và nâng đỡ nhau. Một hôm
đang khi cùng nhau lần hạt kính Đức Mẹ, họ nhìn thấy một người phụ nữ xinh đẹp,
mặc áo choàng dài, tay bồng một trẻ nhỏ, có hai thiên thần cầm đèn chầu hai
bên. Họ nhận ra đó là Đức Trinh Nữ Maria. Mẹ dạy họ hái một loại lá cây có sẵn
chung quanh đó, đem nấu nước uống sẽ chữa lành các chứng bệnh. Đức Mẹ lại hứa:
“Mẹ đã nhận lời các con kêu xin. Từ nay về sau, hễ ai chạy đến cầu khẩn Mẹ tại
chốn này, Mẹ sẽ nhận lời ban ơn”.
HỌC HỎI
CÁC VĂN KIỆN CỦA
CÔNG
ĐỒNG VATICANÔ II
18.
Hỏi: Công Đồng Va-ti-ca-nô 2 có bao nhiêu văn kiện?
Thưa: Công Đồng Va-ti-ca-nô 2 có 16 văn kiện.
19.
Hỏi: Công Đồng Va-ti-ca-nô 2 có mấy Hiến chế?
Thưa: Công Đồng Va-ti-ca-nô 2 có 4 Hiến chế : / một là Hiến chế về Phụng vụ
Thánh / hai là Hiến chế tín lý về Giáo Hội “Ánh sáng muôn dân” / ba là Hiến chế
tín lý về Mặc Khải của Thiên Chúa “Lời của Thiên Chúa” /bốn là Hiến chế mục vụ
về Giáo Hội trong thế giới ngày nay “Vui mừng và Hy vọng”.
20.
Hỏi: Hiến chế là gì?
Thưa: Hiến chế là bản văn của Công Đồng Chung về tín lý hay mục vụ. / Hiến chế
có hiệu lực như một sắc luật cho cả Giáo Hội.
THÔNG BÁO
1. Nhằm
khen thưởng, khích lệ và động viên cho các em Thiếu nhi Thánh Thể, Giáo xứ sẽ
có chương trình trao phần thưởng cho các em đạt thành tích tốt trong việc học
Giáo lý và học văn hóa trong năm học 2024 – 2025 vừa qua. Vì thế, sau khi tổng
kết trên nhà trường, các em Thiếu Nhi được học sinh tiên tiến, giỏi, xuất sắc
nộp giấy khen cho Huynh Trưởng theo lớp Giáo Lý. (Nộp bản photocopy).
Những em Thiếu Nhi không tham gia các lớp Giáo Lý, Giáo xứ sẽ không trao phần
thưởng. Giáo xứ sẽ phát thưởng cụ thể như sau: Cấp 1 và Cấp 2: Học
Sinh Xuất Sắc; Cấp 3: Học Sinh Tiên Tiến và Học Sinh Giỏi.
2. Ngày
22/06/2025 – Lễ Mình Máu Thánh Chúa, các em thiếu nhi lớp Xưng Tội 3 sẽ được
Xưng tội – Rước Lễ Lần Đầu. Vì vậy, lớp Xưng Tội 3 sẽ bắt đầu học Giáo lý hè để
chuẩn bị lãnh nhận các Bí tích:
- Từ Thứ
Hai ngày 26 đến thứ Sáu ngày 30 tháng 05,
các em sẽ học lúc 19g15’ mỗi tối.
- Từ ngày
02 đến ngày 22 tháng 06, các em sẽ học giáo lý vào lúc 16g00
chiều mỗi ngày từ Thứ Hai đến thứ Sáu trong tuần; sau đó sẽ ở lại
tham dự Thánh lễ chiều. Xin quý phụ huynh có con em thuộc lớp Xưng Tội
3 lưu ý và nhắc nhở con em mình đi học đầy đủ. Nếu vắng học nhiều và
không đủ điều kiện sẽ không được Xưng tội - Rước Lễ.
3. Ngày
06/07/2025, Đức Cha Giuse sẽ ban bí tích Thêm sức cho các em
thuộc lớp Thêm sức 3. Vì thế, các em sẽ học Giáo lý hè để chuẩn bị lãnh nhận Bí
tích bắt đầu từ ngày 02/06 đến ngày 06/07, vào lúc 16g00’ mỗi chiều từ
Thứ Hai đến thứ Sáu, sau đó sẽ ở lại tham dự Thánh lễ chiều. Xin quý
phụ huynh có con em thuộc lớp Thêm sức 3 nhắc nhở, đôn thúc các em đi học giáo
lý đầy đủ. Nếu ai vắng học nhiều và không đủ điều kiện sẽ không được Thêm sức.