CHÚA NHẬT LỄ LÁ NĂM B
LỜI CHÚA: Mc 11, 1-10
Khi Ðức
Giê-su và các môn đệ đi gần tới thành Giê-ru-sa-lem, lúc sắp vào làng
Bết-pha-ghê và Bê-ta-ni-a, bên triền núi cây Ô-liu, Người sai hai môn đệ và
bảo: “Các anh đi vào làng trước mặt kia. Tới nơi, sẽ thấy một con lừa con chưa
ai cỡi bao giờ, đang cột sẵn đó. Các anh cởi dây ra và dắt nó về đây. Nếu có ai
bảo: “Tại sao các anh làm như vậy?” thì cứ nói là: “Thầy có việc cần dùng, rồi
sẽ trả về ngay”. Hai môn đệ ấy ra đi và thấy một con lừa con cột ngoài cửa ngõ,
ngay mặt đường. Các ông liền cởi dây lừa ra. Mấy người đứng đó hỏi: “các ông
cởi lừa người ta ra làm gì vậy?” Hai ông trả lời như Ðức Giê-su đã dặn. Và họ
để cho đi. Hai ông dắt con lừa về cho Ðức Giê-su, trải áo choàng của mình lên
lưng nó, và Ðức Giê-su cỡi lên. Nhiều người trải áo xuống mặt đường, môt số
khác lại chặt cành chặt lá ngoài đồng rải lên lối đi. Người đi trước, kẻ theo
sau, reo hò vang dậy: “Hoan hô! Chúc tụng Ðấng ngự đến nhân danh Chúa! Chúc
tụng triều đại đang tới, triều đại vua Ða-vít, tổ phụ chúng ta. Hoan hô Chúa
trên các tầng trời!”
SUY
NIỆM
Cứ mỗi năm khi cử hành lễ lá mỗi người chúng ta đều có những
suy nghĩ, đều có những cảm nghiệm thật đẹp, thật lạ lùng. Lễ Lá là ngày lễ vui
bởi vì mỗi người sẽ được phát một cành lá để cầm ta, để rước Chúa vào thành
thánh như dân Do thái lúc xưa, nhưng đồng thời chúng ta cũng tưởng niệm lại
cuộc thương khó của Chúa Giêsu.
Cuộc thương khó của Chúa Giêsu vẫn còn kéo dài cho tới tận
cùng thế giới. Chúa yêu thương con người, loài người và từng người. Ngài chấp
nhận nỗi cô đơn cay đắng, đau khổ tột cùng để mang lại niềm vui và hạnh phúc
cho mỗi người cho từng người. Thập giá là nỗi khổ nhụ, nhưng lại là sự vinh
quang cho con người. Xưa dân Do Thái đi trong sa mạc bị rắn độc cắn, khi họ
nhìn lên con rắn đồng thì được cứu thoát, ngày nay với lòng tin sâu thẳm mỗi
lần nhìn lên Thập Giá, chúng ta sẽ nhận ra lòng thương xót của Chúa và đón nhận
được ơn cứu độ. Chỉ có ơn cứu độ nơi Thập Giá của Chúa Giêsu mà thôi bởi vì ơn
cứu chuộc nơi Người chan chứa.
Lạy Chúa Giêsu, xin cho chúng con biết chấp nhận vác thập giá
mà theo chân Chúa mỗi ngày trong cuộc sống.
TIN TỨC
CHƯƠNG TRÌNH LỄ TUẦN THÁNH 2024
Chúa Nhật Lễ Lá
Chiều thứ bảy: 17h00
Chúa Nhật: Sáng 5h00 (ĐGM
Giáo Phận Chủ Tế)
7h00 Thánh Lễ Thiếu Nhi (có Rước Kiệu Lá)
Chiều 17h00 và 19h00
Thứ 2 và thứ 3: Như thường lệ.
Thứ 4: Sáng 4h45
9h00 Thánh Lễ Truyền
Dầu (ĐGM Giáo Phận Chủ Tế)
Chiều 17h45
Thứ 5: Chiều 18h00 Thánh Lễ Tiệc
Ly (ĐGM Giáo Phận Chủ Tế)
Sau Thánh Lễ Là Chầu
Mình Thánh Chúa
Thứ 6: (Giữ Chay và Kiêng
Thịt)
Sáng 4h45 (Đi Đàng Thánh Giá
Trọng Thể)
Chiều 18h00 (Tưởng Niệm Cuộc
Thương Khóa Của
Chúa
+ Hôn Chân Chúa)
Thứ 7: Sáng 4h45 Ngắm Sự
Thương Khó Của Chúa
Tối 19h00 Canh Thức Vượt Qua
(ĐGM Giáo Phận Chủ Tế)
Chúa Nhật Phục Sinh: (Kiêng
Việc Xác)
Sáng 5h00
và 7h00
Chiều 17h00 (Lưu ý: Không có Thánh Lễ 19h00)
SÁU ĐIỀU TÍN HỮU
NÊN BIẾT VỀ CHÚA NHẬT LỄ LÁ
WHĐ (22.03.2024) – Đối với tín hữu Công giáo trên khắp thế giới, Chúa
Nhật Lễ Lá có một vị trí đặc biệt trong Năm Phụng vụ, vì ngày này đánh dấu sự
khởi đầu của Tuần Thánh và tưởng niệm việc Chúa khải hoàn tiến vào thành
Giêrusalem. Sau đây là 6 khía cạnh chính yếu về Chúa Nhật Lễ Lá chúng ta nên
biết khi chuẩn bị tâm hồn cử hành ngày quan trọng này.
1. Tín
hữu mang theo cành cọ trong Chúa Nhật Lễ Lá giống như được tường thuật trong
Tin Mừng
Việc sử dụng những cành cọ vào Chúa nhật Lễ Lá bắt nguồn từ các câu chuyện
Tin Mừng, khi đám đông đặt những cành lá trên đường để chào đón Chúa Giêsu tiến
vào Giêrusalem. Trong
các nền văn hóa cổ xưa, cây cọ là biểu tượng của chiến thắng và hòa bình, còn
đối với tín hữu, cây cọ tượng trưng cho chiến thắng của Đức Kitô trước cái chết
và triều đại bình an trong vương quốc của Người.
2. Chúa
Nhật Lễ Lá còn được gọi là Chúa nhật Thương Khó
Phụng vụ bắt đầu bằng việc hân hoan tưởng nhớ việc Chúa Giêsu vào Thành
Giêrusalem, được biểu tượng bằng việc làm phép và phân phát lá. Tuy
nhiên, niềm vui này chuyển
sang u buồn khi Thánh lễ tiếp tục với Bài Thương Khó. Thay cho
bài Tin Mừng như thường lệ, hôm nay Bài Thương Khó được công bố trang trọng
nhằm chuẩn bị tín hữu bước vào Tuần Thánh.
3. Thánh
lễ Chúa Nhật Lễ Lá bao gồm cuộc rước lá
Một trong những yếu tố nổi bật nhất của Chúa Nhật Lễ Lá là cuộc rước lá.
Tại nhiều giáo xứ, các tín hữu tập trung bên ngoài thánh đường để nhận những
cành lá được làm phép, sau đó mọi người tiến vào thánh đường trong một cuộc
rước long trọng, nhằm tái hiện việc Chúa Giêsu vào thành Giêrusalem. Cuộc rước này đóng vai trò như một
hành trình thể lý và tâm linh, mời gọi tín hữu suy tư về hành trình của chính
họ với Đức Kitô.
4. Linh mục mặc
Lễ phục màu đỏ vào Chúa Nhật Lễ Lá
Màu Phụng vụ của Chúa nhật Lễ Lá là màu đỏ, tượng trưng cho máu Chúa Giêsu
đổ ra trong cuộc Khổ nạn của Người. Việc các linh mục và phó tế mặc lễ phục màu
đỏ nhắc nhở một cách sống động về sự đau khổ và hy sinh của Chúa Giêsu để cứu
độ chúng ta. Trong
lịch sử, màu đỏ cũng gắn liền với hoàng gia. Các Tin Mừng mô tả việc Chúa Giêsu
tiến vào Giêrusalem giống như cuộc rước dành cho một vị vua.
5. Bài
Thương Khó là trung
tâm trong Thánh Lễ Chúa Nhật Lễ Lá
Trình thuật về cuộc Tử nạn của Chúa Giêsu là phần trọng tâm của phụng vụ
Chúa Nhật Lễ Lá. Bài Thương Khó kể lại những biến cố dẫn đến việc
Chúa Giêsu chịu đóng
đinh, từ Bữa Tiệc Ly với các môn đệ cho đến cái chết của Người trên Thập Giá.
Lắng nghe trình thuật Thương Khó, các tín hữu được mời gọi suy niệm về tình yêu
sâu xa của Đức Kitô và thực tại tội lỗi của con người.
6. Chúa
Nhật Lễ Lá được coi là ngày để suy tư và đổi mới
Là ngày khởi đầu của Tuần Thánh, Chúa nhật Lễ Lá mang lại cho tín hữu một
cơ hội đặc biệt để suy tư và đổi mới tâm linh. Đây là thời gian để chiêm niệm
những mầu nhiệm về cuộc khổ nạn, cái chết, và sự phục sinh của Chúa Giêsu. Các
tín hữu được khuyến khích tham gia trọn vẹn các nghi thức Tuần Thánh, và bước
vào Mầu nhiệm Vượt qua với trái tim và tâm hồn rộng mở. Trình thuật
Cuộc Thương Khó cũng nhắc tín hữu duyệt xét lại đời sống của chính mình.
Nt. Anna Ngọc
Diệp, OP
Chuyển ngữ
từ: oursundayvisitor.com (21. 03. 2024)