Lời Chúa: Mt 25,1-13
Một hôm, Ðức
Giêsu kể cho các môn đệ nghe dụ ngôn này: “Nước Trời cũng giống như chuyện mười
trinh nữ cầm đèn ra đón chú rể. Trong mười cô đó, thì có năm cô dại và năm cô
khôn. Quả vậy, các cô dại mang đèn mà không mang dầu theo. Còn những cô khôn
thì vừa mang đèn vừa mang chai dầu theo. Vì chú rể đến chậm, nên các cô thiếp
đi, rồi ngủ cả. Nửa đêm, có tiếng la lên: “Kìa chú rể, ra đón đi!” Bấy giờ tất
cả các trinh nữ ấy đều thức dậy, và sửa soạn đèn. Các cô dại nói với các cô khôn
rằng: “Xin các chị cho chúng em chút dầu của các chị, vì đèn của chúng em tắt
mất rồi!” Các cô khôn đáp: “Sợ không đủ cho chúng em và các chị đâu, các chị ra
hàng mà mua lấy thì hơn”. Ðang lúc các cô đi mua, thì chú rể tới, và những cô
đã sẵn sàng được đi theo chú rể vào dự tiệc cưới. Rồi người ta đóng cửa lại.
Sau cùng, mấy trinh nữ kia cũng đến gọi: “Thưa Ngài, thưa Ngài! mở cửa cho
chúng tôi với!” Nhưng Người đáp: “Tôi bảo thật các cô, tôi không biết các cô!”
Vậy anh em hãy canh thức, vì anh em không biết ngày nào, giờ nào.”
Suy Niệm
Chờ đợi là hai
từ mà chúng ta vẫn nói trên môi. Chờ đợi một ai đó. Chờ đợi một chuyến đi. Chờ
đợi một sự kiện. Một ngày có rất nhiều lần chúng ta phải chờ đợi. Nếu một chiều
đứng lặng và quan sát nơi đường phố, chúng ta sẽ thấy những chiếc xe đẩy hàng
rong chờ đợi người mua, những chiếc taxi xếp hàng dài chờ đón khách, những
người đi lại chờ đèn để băng đường, những người ăn xin chờ đợi một tấm lòng, …
Chờ đợi có thể
sẽ rất buồn và rất lâu nhưng cũng có thể chờ đợi là niềm vui và hạnh phúc vì
người ta chờ đợi sẽ đến, việc ta mong sẽ thành. Ai đó từng nói rằng chờ đợi là
hạnh phúc, nhưng cũng có người bảo rằng chờ đợi chỉ mang lại khổ đau. Song,
không ai có thể trải qua cuộc sống này mà không một lần chờ đợi. Lời Chúa hôm
nay như nhắc nhở thái độ cần có nơi người Kitô hữu chúng ta. Mang danh là Kitô
hữu, không đủ! Tham gia vào một số sinh hoạt tôn giáo, không đủ! Cần phải sống
hết mình những đòi hỏi của Chúa. Đòi hỏi lớn nhất là yêu thương. Yêu thương thì
không có điểm dừng. Yêu thương thì luôn mãi. Yêu thương càng không có ranh
giới. Yêu thương mọi người và mọi nơi. Khi chúng ta yêu thương là chúng ta đang
thêm dầu vào cuộc đời để thắp sáng tình yêu cho thế gian. Nếu cuộc đời chúng ta
không còn yêu thương thì lúc đó ánh đèn cuộc đời ta đã bị dập tắt và chắc chắn
không còn đủ ánh sáng đi đón Chúa. Chúa Giê-su nói rằng cuộc sống chúng ta cũng
có một bến đợi. Nơi bến đợi đòi hỏi chúng ta phải làm việc. Bến đợi cuộc đời
đòi buộc chúng ta phải tỉnh thức. Tỉnh thức để luôn chu toàn bổn phận. Tỉnh
thức để luôn chuẩn bị đủ dầu thắp sáng giữa đêm tối đầy những cạm bãy rình chờ.
Đừng như những trinh nữ dại vì lười biếng mà bỏ lỡ cơ hội dự tiệc vui Nước
Trời. Hãy sẵn sàng như các cô trinh nữ khôn luôn tỉnh thức để được cùng tân
lang vào trong phòng tiệc. Đáng tiếc cho các cô khờ là có đèn, nhưng đèn lại
không sáng khi Chúa đến, vì Chúa đến quá bất ngờ khiến dầu đã cạn, ánh sáng đã
không còn.
Lạy Chúa, xin
Chúa giúp chúng con đừng bao giờ để chúng con bị ngụp lặn trong tội lỗi, nhưng
luôn sống có mục đích, biết phấn đấu vươn lên không ngừng, biết tránh xa tội
lỗi và chu toàn bổn phận của mình. Nhờ vậy, chúng con mới là những người khôn
ngoan xứng đáng tham dự tiệc vui Thiên quốc.
NGHĨA TRANG THEO NIỀM TIN KITÔ GIÁO
Theo
Từ điển Tiếng Việt, nghĩa trang (hay nghĩa địa) là danh từ chỉ khu đất chung
dùng làm nơi chôn người chết. Người ta còn dùng từ “tha ma” hay “bãi tha ma”
với nghĩa tương tự, mặc dù nó gợi lên cảm giác không được trang trọng cho lắm.
Nghĩa trang Công giáo được gọi là “đất thánh”. Đất thánh là phần đất được Giáo
hội thánh hoá để chôn cất các tín hữu đã qua đời và chờ ngày sống lại. Với
những người có niềm tin vào Đức Kitô, thì không gian này còn mang nhiều ý nghĩa
riêng biệt. Trong bối cảnh Giáo hội bước vào tháng 11, tháng cầu nguyện đặc
biệt cho các tín hữu đã qua đời, thật hợp lý khi dừng lại suy tư một vài nét ý
nghĩa của nghĩa trang theo niềm tin Kitô giáo.
1. Bến
đợi của người tín hữu
Kinh
Thánh xác nhận sự thật căn bản: “Thế nào chúng ta cũng phải chết, như nước chảy
xuống đất không thể hốt lại được” (2Sm 14,14; x. G 11,16; 14,11-12; Tv 22,15).
Tác giả thư gửi tín hữu Hípri lặp lại chân lý ấy trong viễn tượng cánh chung:
“Phận con người là phải chết một lần, rồi sau đó chịu phán xét” (Hr 9,27). Cái
chết là điểm chung của thân phận nhân loại. Đã có ngày sinh ắt có ngày tử và có
thể nói, đời sống trên trần gian của con người đang không ngừng đi đến phần mộ.
Khi nhìn nhận cái chết là “điểm đợi” của một đời người thì cách nào đó có thể
nói, nghĩa trang chính là “bến đợi” của người tín hữu. Sự chết xuất hiện như
một kết thúc bình thường của cuộc đời trần thế. Nghĩa trang còn được coi là bến
đợi của người tín hữu theo nghĩa, đây là nơi con người gửi lại thân xác chờ đợi
ngày được phục sinh, khi xác phải chết được sống lại kết hợp với linh hồn trong
ngày Đức Kitô quang lâm.
2. Nơi
gặp gỡ giữa người sống và người chết
Không
gian nghĩa địa thường hiu quạnh, lạnh lẽo nhưng lại là nơi diễn ra cuộc gặp gỡ
sống động giữa người sống và người chết. Người còn sống ra viếng mộ để “gặp gỡ”
người đã khuất, để nhắc nhớ những kỷ niệm thân thương, để thuật lại cho nhau về
những nét nhân đức của người quá cố khi tại thế... Và đối với người tín hữu, đi
ra viếng mộ còn để đọc kinh cầu nguyện, dâng lễ (vào các dịp an táng hay trong
tháng cầu nguyện cho các tín hữu đã qua đời). Như thế, người chết không bị chôn
sâu dưới nấm mồ nhưng vẫn sống trong ký ức, trong tâm khảm, trong sự thương nhớ
và cầu nguyện của những người đang sống. Trong chiều hướng ấy, Giáo hội còn ưu
ái ban ơn đại xá (nhưng phải nhường lại cho các linh hồn) cho các tín hữu thành
kính đi viếng nghĩa địa từ ngày 1 đến ngày 8 tháng 11, dù có cầu nguyện thầm
cho các linh hồn. Những ngày khác trong năm, khi đi viếng nghĩa địa và cầu
nguyện cho các linh hồn, thì được hưởng nhờ ơn tiểu xá.
3. Điểm
hẹn của lòng hiếu thảo
Nghĩa trang tưởng chừng vắng vẻ heo hút lại chính là điểm hẹn của lòng hiếu thảo. Thật đẹp khi chứng kiến hình ảnh toàn thể gia đình, anh em bạn hữu quây quần bên phần mộ người quá cố để đọc kinh cầu nguyện. Thật giàu ý nghĩa khi nhìn những đứa trẻ vụng về luống cuống đang thắp nhang, cúi đầu trước nấm mộ người thân. Giáo hội không ngừng dạy con cái mình phải tỏ lòng hiếu thảo với ông bà cha mẹ lúc các ngài còn sống cũng như khi đã qua đời, để chu toàn điều răn của Chúa: Thảo kính cha mẹ. Thật vậy, “lòng biết ơn đối với cha mẹ không những phải được thể hiện khi cha mẹ còn sống, mà vẫn còn phải tiếp tục ngay cả sau khi cha mẹ đã qua đời, bằng việc lo an táng, xây đắp và chăm sóc phần mộ, giỗ chạp, hương khói, tưởng nhớ, cầu nguyện và xin lễ cho linh hồn cha mẹ được sớm về hưởng hạnh phúc thiên đàng”.
4. Hướng
lòng ngưỡng vọng về Trời cao
Đứng
nơi nghĩa trang, người Kitô hữu được mời gọi vượt quá những nét bi thảm của cái
chết. Chúng ta than khóc trước sự ra đi của những người thân yêu bạn hữu là
phải lẽ nhưng đừng buồn phiền như những người không có niềm hy vọng (x. 1Tx
4,13). Cái chết của một thành viên trong cộng đoàn (hay ngày giỗ) phải là một
dịp khiến người ta vượt quá những viễn cảnh của “thế gian này” và các tín hữu
được lôi cuốn đến những viễn cảnh chân thật của đức tin vào Đức Kitô Phục Sinh
(SGL 1687). Đó là niềm hy vọng “trời mới đất mới” (2Pr 3,13; x. Kh 21,1), ở đó
“sẽ không còn sự chết; cũng chẳng còn tang tóc, kêu than và đau khổ nữa” (Kh
21,4). Nhà thần học P. Nouet nói: “Sống là để tìm Chúa, chết là để gặp Ngài, và
đời đời được trong tay phải của Ngài”.
Tóm
lại: Có thể nói nghĩa trang là bến đợi của người tín
hữu, là nơi gặp gỡ giữa người sống và người chết, là điểm hẹn của lòng hiếu
thảo. Nơi nghĩa trang, các tín hữu không được dừng lại với sự bi thảm của sự
chết nhưng được mời gọi hướng lòng ngưỡng vọng về Trời cao. Hơn nữa, chính tại
nghĩa trang cũng là nơi Giáo hội biểu lộ niềm tin của mình vào những tín biểu
sau cùng trong kinh Tin kính: “tin xác loài người ngày sau sống lại”, “tin các
thánh thông công”, “tin sự sống đời đời”.
THÔNG BÁO
1/ Cảm ơn cộng đoàn trong dịp lễ quyên góp truyền giáo của Giáo xứ chúng ta vừa qua được 37.700.000đ (ba mươi bảy triệu bảy trăm nghìn đồng).
2/ Danh sách ủng hộ Giáng Sinh 2023
Stt | Ân Nhân | Số Tiền |
01 | 1 Ân nhân Anrê Kim Thông | 100. Đô Úc |
02 | 1 Ân nhân Matthêu Phượng | 3.000.000đ |
03 | Gia đình Anh chị Long – Mai ở Mỹ | 200. USD |
04 | Be Mười con ông Rơi | 3.000.000đ |
05 | Gia đình Anh chị Năm – Phương Anrê Trông | 600. Đô Úc |
06 | 1 Ân nhân | 5.000.000đ |
07 | Gia đình Anh chị Chỉ - Bẹp ở Nhật | 5.000.000đ |
08 | Gia đình Anh chị Thái – Hoa ở Mỹ | 100. USD Và 800.000đ |
09 | Chị Liên ở Úc | 2.000.000đ |
10 | Gia Đình Anh chị Dũng-Phượng (Phó Ngoại Vụ) | 5.000.000đ |
11 |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét