CHÚA NHẬT XIX THƯỜNG NIÊN
LỜI CHÚA: Mt 14, 22-33
Sau khi đã làm phép lạ cho năm ngàn người ăn no, Ðức Giêsu
liền bảo các môn đệ xuống thuyền qua bờ bên kia trước, trong lúc Người giải tán
dân chúng. Giải tán họ xong, Người lên núi một mình mà cầu nguyện. Tối đến,
Người vẫn ở đó một mình. Còn chiếc thuyền thì đã ra xa bờ đến cả mấy cây số, bị
sóng đánh vì ngược gió. Vào khoảng canh tư, Người đi trên mặt biển mà đến với
các môn đệ. Thấy Người đi trên mặt biển, các ông hoảng hốt bảo nhau: “Ma đấy!”,
và sợ hãi la lên. Ðức Giêsu liền bảo các ông: “Cứ yên tâm, chính Thầy đây, đừng
sợ!” Ông Phêrô liền thưa với Người: “Thưa Ngài, nếu quả là Ngài, thì xin truyền
cho con đi trên mặt nước mà đến với Ngài.” Ðức Giêsu bảo ông: “Cứ đến!” Ông
Phêrô từ thuyền bước xuống, đi trên mặt nước, và đến với Ðức Giêsu. Nhưng thấy
gió thổi thì ông đâm sợ, và khi bắt đầu chìm, ông la lên: “Thưa Ngài, xin cứu
con với!” Ðức Giêsu liền đưa tay nắm lấy ông và nói: “Người đâu mà kém tin vậy!
Sao lại hoài nghi?” Khi Thầy trò đã lên thuyền, thì gió lặng ngay. Những kẻ ở
trong thuyền bái lạy Người và nói: “Quả thật Ngài là Con Thiên Chúa!”
SUY NIỆM
Bài Tin Mừng
hôm nay cho chúng ta thấy rõ về lòng tin. Phêrô, là người đã từng theo Thầy
mình đi rao giảng nhưng đụng chuyện Phêrô cũng chưa tin vào Chúa, vẫn ngờ vực
Chúa. Qua thái độ ngờ vực của Phêrô, Chúa Giêsu đã thẳng thắn trách móc ông.
Chúng ta nhìn lại đời mình, chúng ta theo Chúa nhiều năm lắm, có người hai
chục, có người ba chục, có người bốn chục… được Chúa yêu thương nhiều, được
Chúa ủ ấp nhiều nhưng hình như chúng ta vẫn mang trong mình thái độ ngờ vực như
Phêrô thì phải. Thế nhưng chuyện hay nơi Phêrô là sau bao nhiêu lần ngã lên vấp
xuống nhưng cuối cùng Phêrô đã tin và sống chết với Thầy. Còn chúng ta, chúng
ta sẽ sống sao với Thầy của chúng ta?
Ngày hôm
nay, cơ hội để chúng ta đặt lại niềm tin của chúng ta vào Chúa. Chúng ta đã
theo Chúa nhiều năm nhưng hiện giờ lòng tin của chúng ta vào Chúa như thế nào?
Chúng ta tin vào người đời hay tin vào Thiên Chúa.
Chúa vẫn
nhắc nhở chúng ta trong các thánh vịnh: “Ẩn thân bên cạnh Chúa Trời, thì hơn
tin cậy ở người trần gian. Tin vào thần thế vua quan,
chẳng bằng ẩn náu ở bên Chúa Trời” (Tv 117, 8.9)
BẢN
TIN
1/ Một phép lạ xảy ra ở Fatima trong chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha ngày 5 tháng 8.
Một
thiếu nữ khiếm thị 16 tuổi từ Tây Ban Nha cho biết sau khi rước lễ vào sáng
ngày 5 tháng 8 tại Fatima, cô đã có thể nhìn thấy. Jimena, một cô gái 16 tuổi người Tây Ban Nha, cho biết: “Tôi
mở mắt ra và tôi có thể thấy rõ. Cô kể rằng sau khi rước lễ ở Fatima vào sáng
ngày 5 tháng 8, ngày Đức Thánh Cha viếng thăm, cô đã được chữa lành.
Jimena
đã mất gần hết thị lực trong hai năm rưỡi qua, cô chia sẻ với đài phát thanh
COPE của Tây Ban Nha. Cô đã đi Đại hội
Giới trẻ Thế giới với nhóm Madrid, một nhóm do Opus Dei tổ chức. Gia đình và
bạn bè của cô đã cử hành một tuần chín ngày cầu xin Đức Mẹ xuống Tuyết ban ơn
chữa lành cho cô. Ngày cuối cùng chính xác là ngày 5 tháng 8, là ngày lễ Đức Mẹ
Xuống Tuyết, cô cho hay cô thức dậy vào buổi sáng hôm đó giống như mọi ngày của
những tháng trước, “mọi thứ rất mờ, mắt cô hầu như không nhìn thấy gì”. Lo lắng mong cho
thoát khỏi nỗi đau khổ này, cô ý thức rằng đây là ngày cuối cùng của tuần cửu
nhật, lễ Đức Mẹ xuống Tuyết, Jimena đã rơi lệ khi rước Chúa. Sau đó, cô ấy
nói, “Tôi đã mở mắt ra và tôi có thể nhìn thấy rõ ràng.” “Tôi đã nhìn thấy
bàn thờ, nhà tạm, bạn bè của tôi ở đó và tôi có thể nhìn thấy họ một cách rõ
ràng.”Thực tế, cô ấy còn có thể đọc lời cầu nguyện của tuần cửu nhật. “Đức Trinh Nữ đã
ban cho tôi một món quà to lớn mà tôi sẽ không bao giờ quên,”
Jimena khẳng định. Đức Hồng Y Juan José Omella, chủ tịch hội đồng giám mục Tây Ban Nha, đã nói về khả năng chữa lành tại cuộc họp báo kết thúc Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới, và nói rằng ngài đã có cơ hội nói chuyện với Jimena qua một cuộc gọi video. ACI Prensa báo cáo rằng Đức Hồng Y gọi đó là “ân sủng của Chúa,” và lưu ý rằng Jimena đã nỗ lực học chữ nổi như thế nào kể từ khi thị lực của cô bị mất. Jimena đã nói với Đức Hồng Y về lời cầu nguyện của cô, và bây giờ cô có thể đọc được lời cầu nguyện trong Thánh lễ với nhóm từ Madrid. Đức Hồng Y cho hay sau này, các bác sĩ có thể đánh giá tình hình, nhưng hiện tại, đối với Jimena, đây là “một sự kiện phi thường”. “Chúng tôi có thể nói, một phép lạ! Cô ấy đã không nhìn thấy, và bây giờ được nhìn thấy. Trong tương lai, các bác sĩ có thể khám nghiệm và theo dõi đương sự và đưa ra phán quyết chung cuộc với Giáo hội… Hiện tại cô Jimena rất sung sướng trở về nhà với đôi mắt có thể nhìn thấy. Hãy chúc tụng cảm tạ Chúa.”
2/ Những kẻ cực đoan đang phá hủy nhà cửa của các Kitô hữu Ấn Độ và hủy hoại cuộc sống của họ
Kể
từ đầu tháng 5, bạo lực sắc tộc và tôn giáo ở Manipur, một bang phía đông bắc
Ấn Độ, đã khiến ít nhất 142 người thiệt mạng, hơn 300 nhà thờ và hàng trăm ngôi
làng bị phá hủy, đồng thời là một trong những cuộc nội chiến lớn nhất do bạo
lực gây ra, dẫn đến sự dịch chuyển trong lịch sử Ấn Độ gần đây. Một nhóm tìm
hiểu thực tế đã đến thăm vào đầu tháng này đã báo cáo rằng các cuộc đụng độ
được “nhà nước bảo trợ” và bạo lực đã khiến hơn 65.000 người phải rời bỏ nhà
cửa và buộc họ phải tìm nơi trú ẩn ở nơi khác.
Ấn
Độ ghi nhận số lượng di dời nội bộ cao nhất hàng năm, chủ yếu là do thiên tai.
Nhưng bạo lực và đàn áp cộng đồng gần đây đối với các nhóm thiểu số tôn giáo đã
tàn phá nhiều bang của Ấn Độ, bao gồm Gujarat, Madhya Pradesh và Odisha. Mặc dù chính phủ có khung pháp lý chính thức để giúp đỡ các
cộng đồng bị di dời do thiên tai và các dự án phát triển, nhưng chính phủ lại
không có khung pháp lý nào dành cho những người phải di dời do bạo lực hoặc
xung đột nhân tạo. Thay vào đó, mức độ phản ứng rất khác nhau tùy thuộc vào sự
đồng cảm của công chúng đối với các nạn nhân, sự chú ý của giới truyền thông và
sự phản đối của những người bị ảnh hưởng. Phục hồi chức năng, bao gồm cung cấp
nơi ở lâu dài, việc làm và giáo dục, vẫn là một thách thức đáng kể đối với
chính phủ và các Giáo Hội. Hơn hai tháng sau khi bạo lực bắt đầu ở Manipur, ít nhất
1.000 gia đình đang trú ẩn ở Delhi, L. Kamzamang, một mục sư làm việc với những
người di cư nội địa từ Manipur, cho biết.
Kamzamang
cho biết: “Không chỉ hầu hết những người di cư nội địa sống rải rác ở nhiều
thành phố và thị trấn khác nhau ở Ấn Độ không muốn trở về nhà của họ, mà những
người trẻ tuổi ở Manipur cũng đang có kế hoạch rời khỏi Manipur. “Không có gì
để làm ở đó. Không có việc làm, không có nguồn thu nhập. Mọi thứ đứng yên. Làm
thế nào những người trẻ này sẽ hỗ trợ bản thân và gia đình của họ ở đó?”
KHÓC VỚI NGƯỜI KHÓC
Ông Phêrô Huỳnh Văn Lộc,
sinh 1960, là chồng của Bà Têrêsa Nguyễn Thị Hồng, ở giáo họ Anrê Kim Thông, đã
qua đời ngày 05/08/2023 tại Phan Thiết. Lễ an táng lúc 4g45 ngày 08/08/2023 tại Nhà Thờ Chính Tòa, sau đó
đưa đi thiêu.
Bà Anna Lê Thị Sa, sinh năm 1933 là mẹ của Ông
Phao-lô Nguyễn Văn An, ở Giáo họ An-rê Trông, đã qua đời ngày 07/08/2023 tại
Phan Thiết. Lễ an táng lúc 4g45 ngày 10/08/2023 tại Nhà Thờ Chính Tòa, sau đó
đưa đi thiêu.
Giáo xứ xin chia buồn cùng hai gia đình tang quyến và
hiệp thông cầu nguyện cho linh hồn Phêrô và Anna mau về hưởng tôn nhan Chúa.
THÔNG
BÁO
1/ Ban Giáo Lý xin
thông báo: Những con em sinh năm 2017 trở
về trước (tức là bắt đầu vào lớp 1 năm nay). Xin quý phụ huynh ghi danh cho con em của mình học giáo lý, địa
điểm tại Văn phòng Giáo Xứ, để các em vào lớp Giáo lý Khai Tâm 1 trong năm học
2023 – 2024 này.
2/ Vào lúc 7 giờ, ngày 13 tháng 8, Thánh lễ Đức Maria
Hồn Xác Lên Trời – Bổn mạng xứ Đoàn Maria. Và sau Thánh lễ Thiếu Nhi, các Huynh
Trưởng sẽ có chương trình ẩm thực và sinh hoạt cho các em thiếu nhi. Xin các
phụ huynh tạo điều kiện cho các em vui chơi trong ngày bổn mạng của xứ Đoàn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét