CHÚA NHẬT LỄ MÌNH VÀ MÁU THÁNH CHÚA KITÔ - A
PHÚC ÂM: Ga 6, 51 - 58
Khi ấy,
Chúa Giêsu phán cùng dân Do-thái rằng: “Ta là bánh hằng sống từ trời xuống; ai
ăn bánh này, thì sẽ sống đời đời. Và bánh Ta sẽ ban, chính là thịt Ta, để cho
thế gian được sống”. Vậy người Do-thái tranh luận với nhau rằng: “Làm sao ông
này có thể lấy thịt mình cho chúng ta ăn được?” Bấy giờ Chúa Giêsu nói với họ:
“Thật, Ta bảo thật các ngươi: Nếu các ngươi không ăn thịt Con Người và uống máu
Ngài, các ngươi sẽ không có sự sống trong các ngươi. Ai ăn thịt Ta và uống máu
Ta thì có sự sống đời đời, và Ta, Ta sẽ cho kẻ ấy sống lại ngày sau hết. Vì
thịt Ta thật là của ăn, và máu Ta thật là của uống. Ai ăn thịt Ta và uống máu
Ta, thì ở trong Ta, và Ta ở trong kẻ ấy. Cũng như Cha là Ðấng hằng sống đã sai
Ta, nên Ta sống nhờ Cha, thì kẻ ăn Ta, chính người ấy cũng sẽ sống nhờ Ta. Ðây
là bánh bởi trời xuống, không phải như cha ông các ngươi đã ăn manna và đã
chết. Ai ăn bánh này thì sẽ sống đời đời”.
SUY NIỆM
Trong Giáo Hội có Bẩy Bí
tích, nơi các Bí tích này đều có sự liên hệ mật thiết với nhau làm nên tính
toàn thể trong mầu nhiệm cứu chuộc của Thiên Chúa. Tuy nhiên, Bí tích cao trọng
nhất và vĩ đại nhất vẫn là Bí tích Thánh Thể. Vì thế, Bí tích này được gọi
là: “Bí tích của các Bí tích”: Thật vậy: “Tất cả các Bí tích khác đều quy hướng về Bí tích Thánh Thể như về
cùng đích” (GLHTCG số 1211), và đời sống đức tin của chúng ta nơi
Bí tích Thánh Thể như là cứu cánh của mình. Nơi Bí tích Thánh Thể, Chúa Giêsu
diễn tả tình yêu trọn vẹn khi trao hiến Thịt và Máu của mình làm của ăn, của
uống cho nhân loại. Qua Bí tích Cực Thánh này, Chúa Giêsu hiện diện dưới hình
bánh, hình rượu để trở nên lương thực nuôi dưỡng chúng ta, làm cho đời sống
tinh thần của chúng ta được lớn mạnh không ngừng.
Mỗi khi chúng ta cử hành Bí
tích Thánh Thể hay tôn sùng Bí tích cao trọng này cách xứng đáng, ấy là lúc
chúng ta tin nhận Bí tích Thánh Thể là “nguồn mạch và tột đỉnh” của đời
sống Kitô hữu. Nói cách khác, toàn thể đời sống tâm linh của Kitô hữu cũng như
mọi cử hành phụng vụ của Giáo Hội được bắt nguồn từ Bí Tích Thánh Thể.
Khi xác tín như thế, chúng
ta cùng nhau hướng mục đích của cuộc đời mình về Chúa Giêsu như một sự quy
chiếu đến cùng đích tối hậu của cuộc sống nơi mình. Đồng thời, mỗi khi cử hành
và tôn sùng Bí tích Thánh Thể, Giáo Hội mời gọi con cái mình trở nên giống Chúa
Giêsu ngày càng mật thiết hơn và sống mầu nhiệm Thánh Thể trong đời sống hằng
ngày.
BẢN TIN
1. Nuôi dạy con cái theo cách thế Công giáo
Liệu có một cách thế Công giáo để nuôi dạy
con cái chăng? Điều này thực
sự tuỳ thuộc vào ý của chúng ta trong câu hỏi. Nếu ý của chúng ta là:
"Liệu có một danh sách được Giáo hội chấp thuận, ưu tiên,
và yêu cầu chúng ta sử dụng để nuôi dạy con cái không?". Câu
trả lời sẽ là: "Chắc chắn là không!"
Nhưng nếu chúng ta muốn nói: "Liệu Đức
tin Công giáo của chúng ta có yêu cầu các bậc cha mẹ phải có tư duy về việc
nuôi dạy con cái phản ánh tầm nhìn độc đáo của Giáo hội về đời sống gia đình và
đưa ra những lựa chọn lưu tâm đến tầm nhìn đó không?" Câu trả
lời là: "Tất nhiên là có!"
Tầm nhìn, Phương pháp, và Tư duy
Đức tin của tín hữu Công
giáo là một đức tin mang tính nhập thể, có nghĩa là, chúng
ta không thể tuyên xưng đức tin và khẩn cầu danh Chúa
Giêsu, và thế là xong. Chúng ta phải sống khác! Một cách cụ
thể, dù các doanh nhân Công giáo không "được Giáo hội yêu cầu"
sử dụng một nhãn hiệu phần mềm kế toán nhất định, nhưng họ được thách
đố để có tư duy về công việc, quản lý và tiền bạc, vốn phản ánh quan điểm
của Giáo hội về kinh tế và tư duy này hướng dẫn hành vi và lựa chọn
của họ tại nơi làm việc; dù Giáo hội không yêu cầu các binh lính mặc
đồng phục nào hoặc mang vũ khí gì, nhưng Giáo hội nhấn mạnh rằng những người
lính phải có tư duy được hướng dẫn bởi các nguyên tắc Chiến tranh
Chính nghĩa, và tư duy này sẽ chi phối hành vi và lựa chọn của
họ trên chiến trường; cũng vậy, Giáo hội không bao giờ nói với
bậc cha mẹ "Hãy nuôi nấng con cái theo cách này", hoặc
"Hãy chỉ làm những gì phù hợp nhất đối với bạn!"
Trái lại, Giáo hội nhắc nhở: "Là người Công giáo, chúng
ta có một tầm nhìn độc đáo về đời sống gia đình, vì vậy các bậc cha mẹ Công
giáo hãy ghi nhớ tầm nhìn này khi đưa ra quyết định về việc nuôi dạy con
cái, để tầm nhìn này trở thành hiện thực, và bạn trở
thành chứng nhân mà Giáo hội kêu gọi bạn trở thành". Vậy,
tầm nhìn đó là gì?
Tầm nhìn: Đức
Tổng Giám mục Chaput từng nhận xét rằng Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II đã
viết khoảng 2/3 trong số tất cả những tài liệu của Giáo hội
về hôn nhân và đời sống gia đình. Thần học Thân xác (Theology
of the Body) của ngài có thể được xem là tuyên bố sứ mạng
cho đời sống gia đình Công giáo. Nếu các bậc cha mẹ Công giáo đang tìm kiếm để
hiểu xem điều gì làm cho tầm nhìn Công giáo khác với những quan điểm thế
tục về đời sống gia đình, thì Thần học Thân xác là một
quy chiếu tuyệt vời.
Mặc dù, Thần học Thân xác không
nêu rõ là bậc cha mẹ nên sử dụng phương pháp nào, nhưng
đưa ra một số nguyên tắc nhất định về đời sống và tình yêu gia đình
mà người Công giáo được khuyến khích cân nhắc nghiêm túc khi lựa chọn phương
pháp nuôi dạy con cái. Thực ra, những nguyên tắc này là một
hình thức giáo lý, khi dạy chúng ta tương tác với con
cái, dạy chúng cách suy nghĩ về mối tương quan, cuộc sống, đức tin, các ưu
tiên và đạo đức.
Thần học Thân xác và việc nuôi dạy con cái: Thần học Thân xác là một
tác phẩm lớn và phong phú. Ở đây, chúng ta chỉ tập trung
vào 2 Nguyên tắc thực hành có thể giúp bậc cha mẹ đưa ra những lựa
chọn về việc nuôi dạy con cái theo tầm nhìn Công giáo về mối tương quan.
1. Tình yêu là sự hiện thân
Thần học Thân xác dạy
rằng Thiên Chúa ban cho chúng ta thân xác để chúng ta có thể bày tỏ tình
yêu thương với nhau. Có cảm giác ấm áp với ai đó thì chưa đủ. Để thực
sự có ý nghĩa, tình yêu phải được thể hiện bằng cơ thể của chúng ta và được cơ
thể khác trải nghiệm thông qua lời nói và hành động của sự phục vụ,
hiện diện và cảm xúc. Biểu hiện của tình yêu càng cụ thể, càng sử
dụng nhiều giác quan, thì biểu hiện của tình yêu càng thân mật.
Tầm nhìn của Công giáo về đời sống gia đình là một trong
những hiện thân của sự tự hiến. Thiên Chúa ban cho người cha và người mẹ thân
xác để họ có thể ôm ấp, ẵm bồng, vỗ về con cái để chúng cảm nhận
được tình yêu bao la của Thiên Chúa một cách thực tế và hữu hình. Như Thần
học Thân xác nói, "Thân xác, và chỉ thân xác mới có khả năng
làm cho sự vô hình, tâm linh, và thần linh trở nên hữu hình". Con
cái của chúng ta lần đầu tiên gặp được thực tại của tình yêu Thiên Chúa qua sự
đụng chạm yêu thương của chúng ta. Chúng ta càng gần gũi với con cái bao nhiêu
thì chúng càng phát triển khả năng cảm nhận tình yêu và được yêu thương bấy
nhiêu. Thật thú vị khi điểm thần học này được sự hỗ trợ
của khoa học thần kinh. Cảm xúc thể lý kích thích sự phát triển
và myelin hóa thần kinh (sự phát triển của lớp phủ xung
quanh các tế bào thần kinh khiến chúng hoạt động nhanh hơn và hiệu quả hơn)
nhất là ở những vùng não chịu trách nhiệm về sự đồng cảm, nhận biết các
tín hiệu trên khuôn mặt và xã hội, lý luận đạo đức, lòng trắc ẩn và các đặc
điểm xã hội khác. Thần học Thân xác dạy rằng sinh học là
thần học bởi vì dấu ấn của Thiên Chúa ở trong mọi thụ tạo. Nếu muốn biết Thiên
Chúa muốn chúng ta liên kết với nhau như thế nào, hãy nhìn vào những cách liên
kết giúp cho cơ thể chúng ta hoạt động tốt nhất.
Khi lưu tâm đến giáo huấn về hiện thân
của sự tự hiến như là dấu chỉ tối hậu của tình yêu, các bậc cha mẹ
Công giáo sẽ biết nên chọn những phương pháp nào mà họ thành tâm
tin tưởng là những cách thức thể hiện tình yêu thương cách thiết
thực nhất mà họ có thể cho đi một cách quảng đại.
(còn tiếp)
VUI
VỚI NGƯỜI VUI
Thứ Ba, ngày 6 tháng 6 vừa qua, Giáo xứ vui mừng có 21
anh chị gia nhập đạo Kitô giáo, qua việc đón nhận các Bí tích Khai Tâm, và có 7
anh chị lãnh nhận Bí tích Thêm Sức, sau khi các anh chị hoàn thành khóa học Giáo
Lý Hôn Nhân và Dự Tòng. Giáo xứ xin chia vui đến các anh chị và gia đình.
THÔNG
BÁO
Danh
sách các ân nhân ủng hộ trại hè thiếu nhi trong tuần qua:
Anh Thân, giáo họ Anrê Kim Thông, một triệu đồng; Chị
Dương, giáo họ Anrê Kim Thông, năm trăm nghìn đồng; Càphê Hiếu Ken, một triệu
đồng; Anh Thiện, giáo họ Anrê Kim Thông, hai trăm nghìn đồng; Một người giáo họ
Anrê Kim Thông, một triệu đồng; Chị Vy, giáo họ Simon Hòa, bốn trăm nghìn đồng;
Ban điều hành giáo họ Simon Hòa, một triệu đồng; Bé Hoàng Yến Vy, giáo họ Simon
Hòa, năm trăm nghìn đồng; Bé Hoàng Tuấn Dũng, giáo họ Simon Hòa, năm trăm nghìn
đồng; một người ở giáo họ Giuse Thị, một triệu đồng; tiệm bánh Pon, năm trăm
nghìn đồng; tiệm bánh Mỹ Wũ, hai triệu đồng; Bà Tám, giáo họ Anrê Trông, một
triệu đồng; Chị Nhung cựu huynh trưởng, năm trăm nghìn đồng; Cô Lý cựu huynh
trưởng, một triệu đồng; Chị Thơm huynh trưởng, giáo xứ long hương, năm trăm
nghìn đồng; vợ chồng anh chị cựu huynh trưởng, bốn trăm nghìn đồng; ông Báu phó
nội vụ, năm trăm nghìn đồng; một người giáo họ Matthêu Phượng, một triệu đồng;
một người giáo họ Matthêu Phượng, năm trăm nghìn đồng, một người dấu tên, ba
trăm nghìn đồng; một người giáo họ Matthêu Phượng, năm trăm nghìn đồng; Chị Mai
Phương, giáo họ Matthêu Phượng, hai trăm nghìn đồng; Mẹ của hai bé Thi – My,
giáo xứ Lương Sơn, một triệu năm trăm nghìn đồng; Một chị trong Lêgiô, năm trăm
nghìn đồng, Một chị trong Lêgiô, hai trăm nghìn đồng; Chị Hiền Bán gạo ủng hộ
30kg gạo trị giá sáu trăm nghìn đồng.
Xin Chúa chúc lành và trả công bội hậu cho quý vị.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét