CHÚA NHẬT I MÙA CHAY C
Lc 4, 1-13
Khi ấy, Chúa Giêsu được đầy Thánh Thần, liền rời vùng sông Giođan và được Thánh Thần đưa vào hoang địa ở đó suốt bốn mươi ngày, và chịu ma quỷ cám dỗ. Trong những ngày ấy, Người không ăn gì và sau thời gian đó, Người đói. Vì thế, ma quỷ đến thưa Người: "Nếu ông là Con Thiên Chúa, thì hãy truyền cho đá này biến thành bánh đi". Chúa Giêsu đáp: "Có lời chép rằng: Người ta không phải chỉ sống bằng cơm bánh, mà còn bằng lời Chúa nữa".
Rồi ma quỷ lại đem Người lên cao hơn cho xem ngay một lúc tất cả các nước thiên hạ và nói với Người rằng: "Tôi sẽ cho ông hết thảy quyền hành và vinh quang của các nước này, vì tất cả đó là của tôi và tôi muốn cho ai tuỳ ý. Vậy nếu ông sấp mình thờ lạy tôi, thì mọi sự ấy sẽ thuộc về ông!" Nhưng Chúa Giêsu đáp lại: "Có lời chép rằng: Ngươi phải thờ lạy Chúa là Thiên Chúa ngươi và chỉ phụng thờ một mình Người thôi".
Rồi ma quỷ lại đưa Người lên Giêrusalem, để Người trên góc tường cao đền thờ và bảo rằng: "Nếu ông là Con Thiên Chúa, thì hãy gieo mình xuống, vì có lời chép rằng: "Chúa sẽ truyền cho Thiên Thần gìn giữ ông!" Và còn thêm rằng: "Các vị đó sẽ giơ tay nâng đỡ ông khỏi vấp phải đá". Chúa Giêsu đáp lại: "Có lời chép rằng: Ngươi đừng thử thách Chúa là Thiên Chúa ngươi!" Sau khi làm đủ cách cám dỗ, ma quỷ rút lui để chờ dịp khác.
SUY NIỆM
Trong thân phận con người, Chúa Giê-su đã chia sẻ trọn vẹn kiếp nhân sinh. Ngài đã biết đói, biết khóc, biết buồn thương, vui mừng. Và, - như một con người, - Ngài cũng không thoát những cơn cám dỗ. Nói cho đúng, Ngài đến là “để chịu cám dỗ”, như Phúc Âm Mát-thêu nhấn mạnh (x. Mt 4,1). Những cái bẫy ma quỷ giăng ra để cám dỗ Ngài cũng là những nhu cầu, ham muốn mà con người hay kiếm tìm: đó là lòng tham lam hưởng thụ, tiền của, danh vọng, quyền lực. Ma quỷ dụ dỗ Chúa Giê-su dùng quyền năng của mình là Thiên Chúa để bất tuân ý muốn của Chúa Cha. Nhưng Chúa Giê-su dùng chính Lời của Thiên Chúa để đập tan âm mưu của chúng. Ma quỷ thua cuộc nhưng không bỏ cuộc mà tìm thời cơ mới; chúng vẫn đeo đẳng cám dỗ cho tới khi Ngài chịu đóng đinh trên thập giá: “Nếu mi là Con Thiên Chúa, thì hãy xuống khỏi thập giá xem nào!” (Mt
TIN TỨC
1. ĐTC mời gọi đồng hành với những người đang đau khổ vì bom đạn
Trong lời chào các tín hữu Ba Lan tại buổi tiếp kiến chung sáng thứ Tư ngày 2/3/2022, Đức Thánh Cha cảm ơn họ đã quảng đại mở cửa biên giới, trái tim, cửa nhà cho người tị nạn Ucraina. Ngài cũng mời gọi đồng hành với những người Ucraina đang đau khổ vì bom đạn chiến tranh.
Đức Thánh Cha nói: “Các bạn là những người đầu tiên hỗ trợ Ucraina, mở cửa biên giới, trái tim và cánh cửa nhà của bạn cho những người Ucraina chạy trốn chiến tranh.”
Đức Thánh Cha bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và gửi lời chúc lành đến người dân Ba Lan và lưu ý rằng họ đang “quảng đại cung cấp cho [những người tị nạn] mọi thứ họ cần để sống trong phẩm giá, bất chấp bi kịch của thời điểm này.”
Nói về một giáo sĩ người Ucraina đọc bài tóm tắt giáo lý của Đức Thánh Cha bằng tiếng Ba Lan, Đức Thánh Cha cho biết cha mẹ của linh mục này đang ở dưới hầm trú ẩn để tránh bom ở Kiev, nhưng cha vẫn đang phục vụ ở đây. Đức Thánh Cha mời gọi: “Chúng ta đồng hành với tất cả những người đang hứng chịu các vụ đánh bom, cha mẹ già của cha và nhiều người già đang ở dưới lòng đất để bảo vệ mình. Chúng ta nhớ đến trong lòng mình những người này”.
Trong lời chào các nhóm nói tiếng Anh, một lần nữa Đức Thánh Cha nhắc đến cuộc xâm lược của Nga ở Ucraina và nhắc nhở chúng ta rằng chúng ta bắt đầu hành trình Mùa Chay với Ngày Cầu nguyện và Ăn chay vì Hòa bình ở Ucraina.
Hồng Thủy
2. ĐTC nói với lãnh đạo Công giáo Ucraina: “Tôi sẽ làm mọi thứ tôi có thể để giúp chấm dứt xung đột”
Theo văn phòng thư ký của Tổng giám mục trưởng ở Roma, “Trong cuộc điện thoại, Đức Thánh Cha Phanxicô quan tâm đến tình hình ở thành phố Kiev và tình hình nói chung trên toàn lãnh thổ Ucraina. Đức Thánh Cha Phanxicô nói với Đức tổng giám mục: ‘Tôi sẽ làm tất cả mọi điều tôi có thể.’”
Đức tổng giám mục Shevchuk lẽ ra đã đến Firenze để tham dự cuộc gặp gỡ với các giám mục ở các quốc gia xung quanh Địa Trung hải, nhưng ngài đã hủy chuyến đi để ở lại với đàn chiên của ngài sau khi tổng thống Vladimir Putin ra lệnh tấn công Ucraina vào sáng sớm ngày 24/2/2022.
Trong cuộc điện đàm, Đức Thánh Cha đã hỏi thăm về các linh mục và giám mục ở những khu vực đang có giao tranh dữ dội giữa các lực lượng Ucraina và Nga. Ngài cảm ơn Giáo hội Công giáo Đông phương Ucraina, Giáo hội lớn nhất trong số 23 Giáo hội Công giáo Đông phương hiệp thông trọn vẹn với Roma, vì sự gần gũi của họ với người dân Ucraina.
Theo thông cáo của văn phòng thư ký của Tổng giám mục trưởng, “Đức Thánh Cha đặc biệt khen ngợi quyết định của Đức Tổng giám mục, ở lại giữa người dân và phục vụ những người khó khăn nhất, thậm chí còn cung cấp tầng hầm của Nhà thờ Chúa Phục sinh ở Kiev để làm nơi trú ẩn cho mọi người.”
Đức Thánh Cha bảo đảm với Đức tổng giám mục Shevchuk sự gần gũi, hỗ trợ và lời cầu nguyện của ngài cho Ucraina. Ngài cũng ban phép lành của ngài cho dân tộc Ucraina đang đau khổ.
3. Trung Quốc bắt đầu cấm các hoạt động tôn giáo trực tuyến
Từ ngày 01 tháng Ba vừa qua, luật của Trung Quốc cấm các hoạt động tôn giáo trực tuyến, không có phép của nhà nước, bắt đầu có hiệu lực, theo một phúc trình của Tổ chức Quốc tế quan tâm Kitô.
Các biện pháp này về việc quản trị các dịch vụ thông tin tôn giáo trên Internet, đã được Bộ Công an và các cơ quan khác của nhà nước Trung Quốc đưa ra hồi năm ngoái. Hồi tháng Mười Hai năm 2021, Ban tôn giáo chính phủ Trung Quốc (SARA) đã thông báo là sẽ cấm các hoạt động tôn giáo trực tuyến, là những dịch vụ không được phép.
Phúc trình của Tổ chức Quốc tế quan tâm Kitô, gọi tắt là ICC, nói rằng việc cấm đoán này khiến cho nhiều Giáo hội tại gia không còn một nguồn quan trọng để giảng Tin mừng. Các nhóm này tìm cách thực hiện các hoạt động trực tuyến, như hội luận hoặc rao giảng. Để thi hành những dịch vụ này, trước hết họ phải được phép thực hiện các dịch vụ thông tin tôn giáo trên Internet. Các tổ chức và cá nhân cũng bị cấm quyên tiền trên mạng, nhân danh tôn giáo.
Tổ chức ICC nói rằng các biện pháp vừa nói là một “tấn công trực tiếp chống rất nhiều khác hoạt động tôn giáo không chính thức và không được phép của nhà nước”. Nhiều Giáo hội tại gia hoạt động bên ngoài các tổ chức tôn giáo của chính phủ, như Phong trào Yêu Nước Tam Tự của Tin lành, hoặc Hội Công giáo yêu nước Trung Quốc. Các Giáo hội Kitô hoạt động ngoài các tổ chức nhà nước như thế thường bị sách nhiễu và đàn áp nghiêm ngặt.
Từ nay, các hoạt động tôn giáo trực tuyến bị các cơ quan nhà nước Trung Quốc theo dõi chặt chẽ, biến những Giáo hội tại gia và hoặc một tổ chức tôn giáo không được nhà nước công nhận thành những điều nguy hiểm.
G. Trần Đức Anh, O.P.
THÔNG BÁO
1. Một ân nhân thuộc giáo họ Giuse Thị ủng họ giáo xứ 1 triệu, và ủng hộ người nghèo 1 triệu.
2, Một ân nhân thuộc giáo họ Simon Hoà ủng hộ người nghèo 1 triệu.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét