Giáo Phận Phan Thiết

CHÍNH TOÀ PHAN THIẾT

CHÍNH TOÀ PHAN THIẾT

About us

HẰNG TUẦN, BẤM VÀO MỤC AUDIO BÊN PHÍA TAY PHẢI CÁC BẠN ĐỂ NGHE VÀ HỌC HỎI KINH THÁNH

Thứ Bảy, 29 tháng 5, 2021

BẢN TIN HÀNG TUẦN SỐ 603

 

LỄ CHÚA BA NGÔI

(Mt 28,16-20)

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.  Khi ấy, mười một môn đệ đi về Galilêa, đến núi Chúa Giêsu chỉ trước. Khi thấy Người, các ông thờ lạy Người, nhưng ít kẻ còn hoài nghi. Chúa Giêsu tiến lại nói với các ông rằng: “Mọi quyền năng trên trời dưới đất đã được ban cho Thầy. Vậy các con hãy đi giảng dạy muôn dân, làm phép rửa cho họ, nhân danh Cha, và Con, và Thánh Thần, giảng dạy họ tuân giữ mọi điều Thầy đã truyền cho các con. Và đây Thầy ở cùng các con mọi ngày cho đến tận thế”. 

SUY NIỆM

Thánh Augustinô viết : “Thiên Chúa là một mầu nhiệm mà con người không thể nào thấu hiểu được”. Thật vậy, Thiên Chúa Ba Ngôi là một mầu nhiệm vĩ đại, sâu thẳm, chúng ta không thể nào diễn tả được. Trí tuệ và miệng lưỡi con người không tài nào giải thích được những mối tương quan giữa Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần; tuy nhiên các giáo phụ đã tìm cách diễn tả nội dung chính yếu này và một trong những cách đó là Dấu Thánh Giá: Nhân danh Cha và Con và Thánh Thần.

Dấu thánh giá là dấu chỉ tôn vinh, chúc tụng và nguyện cầu. Thường ngày, chúng ta làm Dấu Thánh Giá rất nhiều lần. Khi đặt tay lên trán chúng ta tôn vinh Chúa Cha toàn năng. Đưa tay xuống ngực chúng ta chúc tụng Chúa Con tình yêu. Đưa tay sang trái, phải vinh danh Chúa Thánh Thần, Nguồn ơn Thánh Thiêng hồng phúc của đời chúng ta. Mỗi lần làm Dấu Thánh chúng ta xin Chúa Ba Ngội ngự đến biến đổi tâm hồn chúng ta nên giống Ngài trong lời nói cũng như việc làm.

Như vậy, Dấu Thánh Giá bao trùm toàn thể xác và linh hồn; tất cả con người ta được thánh hiến nhân danh Một Chúa Ba Ngôi. Vì thế, Dấu Thánh Giá gói trọn lời tuyên xưng đức tin và nền tảng cầu nguyện của chúng ta.

Ước chi mỗi lần làm Dấu Thánh Giá chúng ta ý thức trong việc tôn vinh, chúc tụng và nguyện cầu cũng Chúa Ba Ngôi.

TIN TỨC

1.      Chính thức triệu tập Công đồng toàn quốc Australia

Chúa nhật Lễ Hiện Xuống 23.05.2021 vừa qua, Đức Tổng giám mục Mark Coleridge của giáo phận Brisbane, Chủ tịch Hội đồng Giám mục Australia đã ký sắc lệnh chính thức triệu tập Công đoàn toàn quốc Australia lần thứ V, sau ba năm chuẩn bị.

 Dự án triệu tập công đồng này được sự phê chuẩn của Đức Thánh cha hồi tháng Ba năm 2018, tiếp đó là việc thông qua qui chế và qui luật điều hành. Tài liệu làm việc của công đồng đã được công bố hồi tháng Hai năm nay, với tựa đề: “Tiếp tục hành trình”. Mới đây chương trình nghị sự đã được thông qua và sẽ được công bố vào đầu tháng Sáu tới đây, và khóa họp đầu tiên sẽ khởi sự ngày 3 tháng Mười tới đây.

Công đồng toàn quốc Australia lần thứ IV đã được tiến hành cách đây 80 năm. Trước đây, công đồng thứ V này dự tính sẽ tiến hành từ tháng Mười năm 2020, rồi tháng Tư năm 2021, nhưng vì đại dịch, nên cả hai thời điểm bị dời lại. Trước tiên, từ ngày 3 đến 10.10 năm nay tại thành phố Adelaide, rồi từ ngày 04 đến 09.07 năm tới, 2022 tại thành phố Sydney. Trong công đồng này, Giáo hội tại Australia sẽ thảo luận về tương lai của Giáo hội, qua một tiến trình lắng nghe cởi mở, đối thoại và bao gồm, trong một thời điểm có nhiều thách đố như hiện nay.

Hồi tháng Ba năm ngoái (2020), Hội đồng Giám mục Australia đã công bố danh tánh hơn 250 đại biểu tham dự, gồm các giám mục, linh mục, giáo dân và phụ nữ….

G. Trần Đức Anh, O.P.

2.      Tòa Thánh chúc mừng lễ Phật Đản 2021

Thông điệp có tựa đề “Các Phật tử và Kitô hữu: Chúng ta cùng thúc đẩy sự quan tâm và liên đới”, được ký bởi Đức Hồng y Miguel Algel Ayuso Guixot, Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh đối thoại liên tôn, và Đức ông Tổng Thư ký Kodithuwakku.

Trong thông điệp, Hội đồng Toà Thánh cầu mong trong tình hình đại dịch hiện nay, ngày lễ Phật Đản sẽ đem lại niềm vui, sự thanh thản và hy vọng cho các Phật tử trên toàn thế giới. Nhắc lại lời của Đức Thánh Cha về nhu cầu cấp bách của tình liên đới phổ quát cho phép nhân loại cùng nhau vượt qua các khủng hoảng, Đức Hồng y Chủ tịch và Đức ông Tổng Thư ký viết: “Chúng ta được kêu gọi khám phá và thực hành tình liên đới, điều được chứa đựng trong truyền thống của Công giáo và Phật giáo”.

“Giáo lý Phật giáo về ‘từ bi hỷ xả’ cống hiến cho chúng ta một sứ điệp luôn có giá trị về tình liên đới […]Thông điệp tiếp tục: “Theo giáo lý Phật giáo, các bác sĩ cũng được khuyến khích đừng chậm trễ làm điều lành, tránh làm điều ác. Bởi vì ai chậm làm điều lành, có xu hướng làm điều ác” (Dhammapada, 116).

Sau cùng, Hội đồng Toà Thánh hy vọng “thảm trạng do đại dịch sẽ củng cố tình bạn và liên kết chúng ta hơn trong sự phục vụ gia đình nhân loại, đón nhận “văn hoá đối thoại như con đường, hợp tác chung như quy tắc ứng xử, hiểu biết lẫn nhau như phương pháp và tiêu chuẩn”. (Thông điệp Fratelli tutti, 285)

Ngọc Yến

3.      Nhà nước Trung Quốc hạn chế thêm tự do tôn giáo trên mạng

Nhà nước Trung Quốc hạn chế thêm tự do tôn giáo trên mạng, bằng cách chặn không cho người sử dụng Internet được vào tài khoản Kitô WeChat cũng như các ứng dụng Kinh thánh.

Tổ chức “Diễn đàn quốc tế quan tâm Kitô” (Platform International Concern) cho biết như trên, đồng thời cũng nói rằng người sử dụng không còn có thể đặt mua sách Kinh thánh qua Internet ở Trung Quốc được nữa.

Các biện pháp trên đây bị cấm, theo chính sách có từ năm 2018 của nhà nước Trung Quốc, vì Kinh thánh bị coi là “trái ngược với các giá trị cơ bản của chủ nghĩa xã hội”.

Một dấu hiệu khác chứng tỏ sự gia tăng các biện pháp kiểm duyệt cũng có thể thấy trong các tiệm sách của Phong trào Tam Tự của Tin lành, vốn trung thành với đường lối của nhà nước Bắc Kinh: các tiệm này ngày càng bán các sách tuyên truyền ý thức hệ cộng sản.

Tổ chức từ thiện quốc tế “Open Doors”, những cánh cửa mở, xếp Trung Quốc vào số những quốc gia bách hại tôn giáo tệ hại nhất. Bộ ngoại giao Hoa Kỳ cũng đã nhiều lần bày tỏ lo âu vì những vi phạm liên tục của nhà nước Trung Quốc đối với tự do tôn giáo.

Đài Chân Lý Á Châu


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét