CHÚA NHẬT VI
THƯỜNG NIÊN B
(Mc
1, 40 - 45)
Khi ấy, có một người bệnh cùi đến van xin Chúa Giêsu và quỳ xuống thưa
Người rằng: "Nếu Ngài muốn, Ngài có thể khiến tôi nên sạch". Động
lòng thương, Chúa Giêsu giơ tay đặt trên người ấy và nói: "Ta muốn, anh
hãy khỏi bệnh". Tức thì bệnh cùi biến mất và người ấy được sạch. Nhưng
Người nghiêm nghị bảo anh đi ngay và dặn rằng: "Anh hãy ý tứ đừng nói cho
ai biết, một hãy đi trình diện cùng trưởng tế và dâng của lễ theo luật Môsê để
minh chứng mình đã được khỏi bệnh". Nhưng đi khỏi, người ấy liền cao rao
và loan truyền tin đó, nên Chúa Giêsu không thể công khai vào thành nào được.
Người dừng lại ở ngoài thành, trong những nơi vắng vẻ, và người ta từ khắp nơi
tuôn đến cùng Người.
SUY NIỆM
Phong hủi đối với người Do thái là chứng bệnh ghê tởm, nhơ uế. Bệnh nhân
phải tuyệt thông với mọi người. Ai tiếp xúc với họ cũng bị coi là ô nhơ. Vì thế
người phong hủi thường ở những nơi cách biệt. Nếu đi đến đâu họ phải la lớn để
mọi người biết mà tránh xa. Thân phận người phong hủi thật đáng buồn tủi. Bài
Tin Mừng hôm nay cho biết người phong hủi dám đến và xin Đức Giêsu chữa lành.
Điều đó chứng tỏ bệnh nhân có một niềm xác tín vào Đức Giêsu. Đức Giêsu vừa
quyền phép lại vừa rất yêu thương. Đến với Ngài, chắc chắn sẽ không phải thất
vọng.
Chúa không chê người phong hủi nhơ bẩn. Chúa không gớm ghét thân phận tội
lỗi của loài người chúng con. Chúa càng yêu thương bệnh nhân bao nhiêu, Chúa
càng phẫn nộ với bệnh tật bấy nhiêu. Xin cho chúng con cũng biết yêu thương
những người yếu đuối, bệnh tật. Xin cho khoa học tiến bộ để giúp con người mạnh
khỏe an vui. Thiên Chúa chỉ được vinh danh khi con người được hạnh phúc. Amen.
TIN TỨC
1.
ĐTC
Phanxicô chúc mừng Tết nguyên đán các nước
Sau bài giáo lý, Đức Thánh Cha chúc mừng Tết Nguyên đán các nước ở vùng
Viễn Đông và những nơi khác trên thế giới. Ngài nói: “Hàng triệu người sẽ đón
Tết Nguyên đán vào thứ Sáu, ngày 12 tháng Hai tới đây. Tôi xin gửi đến tất cả
anh chị em và gia đình lời chúc chân thành và lời cầu chúc năm mới sẽ mang lại
những hoa trái của tình huynh đệ và liên đới.”
Đức Thánh Cha cũng nhắc nhủ: “Vào thời điểm đặc biệt
này, khi chúng ta đang rất lo lắng về việc đối mặt với những thách thức của đại
dịch gây ảnh hưởng đến con người về thể chất và tinh thần, nhưng cũng ảnh hưởng
đến các mối quan hệ xã hội, tôi hy vọng rằng mọi người đều có thể được tràn đầy
sức khỏe và sự bình an trong cuộc sống.”
Cuối cùng, trong khi mời gọi cầu nguyện cho ơn hòa bình và mọi điều tốt
đẹp khác, Đức Thánh Cha muốn nhắc nhở mọi người rằng những điều này đạt được
nhờ lòng tốt, sự tôn trọng, tầm nhìn xa và lòng dũng cảm. Ngài mời gọi: “Đừng
bao giờ quên ưu tiên chăm sóc những người nghèo nhất và yếu đuối nhất.”
Đức Thánh Cha cũng bày tỏ sự gần gũi với các nạn nhân trong thảm họa lở sông
băng ở miền Bắc Ấn Độ, gây ra lũ lụt dữ dội tàn phá các địa điểm xây dựng của
hai nhà máy điện. Đức Thánh Cha nói: “Tôi cầu nguyện cho những công nhân đã
chết, cho gia đình của họ và tất cả những người bị thiệt hại và bị thương.”
Hồng
Thủy
2. ĐTC bổ nhiệm một nữ tu làm Phó Tổng Thư ký
Thượng Hội đồng giám mục
Sơ Nathalie Becquart 52 tuổi, người Pháp, thuộc dòng nữ tu thánh Xavie.
Sơ đã giữ nhiều chức vụ khác nhau trong các phong trào giới trẻ, thành viên Ủy
ban Giám mục của Giáo phận Nanterre, Pháp, Phó chủ tịch của Cơ quan Ơn gọi châu
Âu.
Từ năm 2019, sơ là một trong 5 cố vấn, trong đó có 4 phụ nữ, của văn
phòng Tổng thư ký Thượng Hội đồng. Do có kiến thức sâu rộng về mục vụ giới trẻ,
sơ Becquart đã tham gia vào việc chuẩn bị cho Thượng hội đồng Giám mục về phân
định giới trẻ, đức tin và ơn gọi vào năm 2018, là tổng điều phối viên của một
cuộc họp tiền Thượng hội đồng, và tham gia Thượng Hội đồng với tư cách dự thính
viên.
Đức Hồng y Grech nói rằng trong chức vụ này, sơ Becquart sẽ có quyền bỏ phiếu
trong các Thượng Hội đồng sau này như các thành viên có quyền bỏ phiếu khác.
Theo các điều khoản giáo luật hiện hành về việc điều hành Thượng Hội đồng, chỉ
các giáo sĩ - tức là các phó tế, linh mục hoặc giám mục - mới có thể là thành
viên có quyền bỏ phiếu.
Cha Luis Marín de San Martín 60 tuổi, người Tây Ban Nha, thuộc dòng
Augustino. Cha là Văn khố trưởng của dòng Thánh Augustinô từ năm 2008, Phụ tá
Tổng quyền của Dòng và Giám đốc Học viện linh đạo Augustinô từ năm 2013.
Là giáo sư thần học, cha Marín đã giảng dạy tại đại học và một số trung
tâm Augustinô ở Tây Ban Nha. Cha cũng đã từng là một nhà đào tạo tại chủng
viện, cố vấn tỉnh dòng, và bề trên tu viện.
Là Phó Tổng Thư ký Thượng Hội đồng cha sẽ trở thành giám mục hiệu tòa
Suliana.
Đức Hồng y Grech nhận định rằng cha Marin có nhiều kinh nghiệm trong việc
đồng hành với các cộng đoàn và kiến thức của cha về Công đồng Vatican II sẽ rất
quý giá để những gốc rễ của hành trình thượng hội đồng vẫn luôn hiện hữu.” Ngài
cũng lưu ý rằng việc bổ nhiệm sơ Becquart và cha Marín “chắc chắn sẽ dẫn đến
những thay đổi khác trong cơ cấu của Văn phòng Tổng Thư ký Thượng hội đồng Giám
mục.”
Hồng
Thủy
3. Đức Hồng y Rai kêu gọi tổ chức “Hội nghị
quốc tế của Liên Hiệp quốc” để cứu Li-băng
Đức Hồng y Rai đã đưa ra lời kêu gọi cộng đồng quốc tế trước sự bất lực
và vô trách nhiệm của các nhóm quyền lực của Li-băng. Trong bài giảng, Đức
Thượng phụ Maronite một lần nữa lên án các đảng phái và chính trị gia Li-băng.
Ngài cáo buộc các cá nhân và đảng phái theo đuổi lợi ích chính trị của trong
khi người dân đang chết đói và bị đối xử như “những con cừu bị giết thịt”.
Đức Hồng y nhận xét rằng nhiều tháng trôi qua, họ thậm chí không thể
thành lập một chính phủ mới, đó là lý do tại sao hy vọng đã cạn kiệt, và bây
giờ giữ im lặng có nghĩa là tự biến mình thành đồng phạm trong các quyết định
hình sự. Ngài nhấn mạnh rằng chính phủ của tất cả các quốc gia trên thế giới đã
thông cảm với người dân Li-băng, ngoại trừ đất nước của ngài.
Trong bài giảng Đức Hồng y Rai cũng nhắc lại vụ sát hại nhà báo Luqman
Selim mới đây, người nổi tiếng với những phê bình chống lại đảng Hezbollah của
Hồi giáo Shiite. Ông đã bị sát hại cách mờ ám tại miền nam Li-băng. Ngài mô tả
ông Selim là một trong những “nhân vật tốt nhất” trong nước và kêu gọi một cuộc
điều tra cẩn thận để xác định những kẻ chịu trách nhiệm cho vụ giết ông, điều
mà ngài coi là một “tội phạm chính trị.”
Chính phủ Libăng cuối cùng, do Thủ tướng Hassan Diab
đứng đầu, đã thất bại sau các cuộc biểu tình sau vụ nổ ở cảng Beirut vào ngày
04.08 năm ngoái. Sunni Saad Hariri, lãnh đạo của đảng chính trị “Tương lai”,
được trao trách nhiệm thành lập một đảng mới nhưng vẫn chưa thể thành lập nội
các mới, đặc biệt là do những căng thẳng về thể chế đã nảy sinh giữa Thủ tướng
có trách nhiệm thành lập và Tổng thống Aoun về danh sách các bộ trưởng sẽ thành
lập nhóm chính phủ.
Hồng
Thủy
PHỤNG VỤ
Ngày
17.02.2021, Thứ Tư Lễ Tro, giữ chay và kiêng thịt
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét