23 – 03 – 2014
LỜI CHÚA : Ga 4, 5-15.19b-26.39a.40-42
Chúa Giêsu trả lời : "Ai uống nước giếng này sẽ còn
khát, nhưng ai uống nước Ta sẽ cho thì không bao giờ còn khát nữa, vì nước Ta
cho ai thì nơi người ấy sẽ trở thành mạch nước vọt đến sự sống đời đời".
Người đàn bà thưa: "Thưa Ngài, xin cho tôi nước đó để tôi chẳng còn khát,
và khỏi phải đến đây xách nước nữa" (Ga 4,13-15).
Gợi ý suy niệm :
Đức Giêsu đã chủ động đến gặp
người phụ nữ Samari khi bà đang làm công việc thường nhật là đi kín nước từ
giếng Giacóp để đem về uống. Cuộc gặp gỡ bên bờ giếng trong Cựu Ước thường gợi
lên việc thiết lập tương quan, nhất là tương quan tình yêu hôn nhân, chẳng hạn
như trường hợp của Isaác (St 24,10-61) và Giacóp (St 29,1-20) hoặc Môsê (Xh
2,15b-21). Ở đây, có thể là tương quan tình yêu cứu độ giữa Thiên Chúa và con
người.
Đức Giêsu đã chủ động xin nước
uống để giải khát. Đây là một hành động không thể chấp nhận được, làm cho các
tông đồ và ngay cả người phụ nữ Samari này cũng ngạc nhiên, thậm chí gây cớ vấp
phạm. Vì theo truyền thống, không thể có chuyện một người đàn ông Do Thái như
Đức Giêsu lại xin nước uống từ một người phụ nữ Samari, vì cả hai đều coi nhau
như thù địch. Hành động của Đức Giêsu cho thấy tình yêu cứu độ của Thiên Chúa
sẽ vượt qua mọi rào cản và định kiến của xã hội, miễn sao có cơ hội để họ tìm
kiếm và xin để Người ban. Còn về người phụ nữ Samari, điều đáng lưu ý ở đây là
bà đã nhận ra tình trạng thật của bản thân, đã tự xưng thú tội lỗi của mình, đã
tin vào Đức Giêsu, đã dám xin Người ban nước hằng sống, và sau đó bà đã ra đi
loan báo về Người. Vì thế, Đức Giêsu đã ban nước hằng sống, là ơn cứu độ, không
những cho bà mà cho cả những kẻ qua trung gian lời loan báo của bà mà đến tìm
gặp Người và tin rằng Người là Đấng Kitô.
Nước trong câu chuyện này là
một hình ảnh ẩn dụ để diễn tả về lòng nhân từ tha thứ và ân huệ lớn lao của
Thiên Chúa. Thiên Chúa sẽ ban ơn cứu độ là sự sống đời đời cho tất cả mọi người
khao khát Chúa, chẳng phân biệt ai cũng không phân biệt nơi chốn (cho dù ở
Giêrusalem hay ở Gơridim) nếu
họ tin nhận Đức Giêsu là Đấng cứu độ. (nguồn
từ tgpsaigon.net).
Cầu Nguyện :
Lạy Chúa Giêsu,
Chúa đã ban ơn cứu độ cho mọi người không trừ một ai, với điều kiện chúng con
biết nhìn nhận mình tội lỗi, là hư vô và biết tin vào Chúa. Người phụ nữ
Samari, từ người được xin nước trở thành người đi xin nước. Bà xin nước sự sống
của Chúa, khi đã nhận ra và tin rằng Chúa là Ðấng Kitô.
Xin Chúa biến
đổi chúng con để từ tình trạng tội lỗi, chúng con được tái sinh trong nước sự
sống của Chúa. Amen.
PHỤNG VỤ
HỌC GIÁO LÝ
Câu
01. Hỏi : Giáo Hội buộc ta phải giữ chay
và kiêng thịt vào những ngày nào ?
Thưa : Giáo Hội buộc ta phải giữ
chay và kiêng thịt vào hai ngày : Thứ Tư Lễ Tro và ngày Thứ Sáu Tuần Thánh.
Việc chay tịnh của Hội Thánh vào hai ngày này nói lên ý muốn đền tội và từ bỏ
tội lỗi, và đó cũng là một sự chuẩn bị để mừng lễ Phục Sinh.
Câu 02.Hỏi: Phụng Vụ ngày thứ Tư Lễ Tro gợi lên cho tín hữu những gì ?
Thưa : Phụng Vụ ngày Thứ Tư Lễ Tro
gợi lên cho tín hữu ý thức về thân phận thụ tạo tội lỗi của mình. Khi nhận tro
rắc lên đầu, tín hữu được nhắc nhớ : “hãy nhớ mình là tro bụi và sẽ trở về bụi
tro”.
Câu 03.Hỏi: Tại sao CN thứ VI Mùa Chay được
gọi là Chúa Nhật Lễ Lá?
Thưa : Chúa Nhật bắt đầu Tuần Thánh
gọi là Chúa Nhật Lễ Lá, vì có cuộc kiệu lá, để kỷ niệm việc Chúa Giêsu long
trọng tiến vào thành Thánh Giêrusalem để hoàn tất Mầu Nhiệm Vượt Qua của Người.
Tục lệ này khởi đầu tại Giêrusalem vào cuối thế kỷ thứ IV.
Câu 04.Hỏi: Nghi thức làm phép lá và rước lá nhắc nhở chúng ta điều gì?
Thưa : Nghi thức làm phép lá và
rước lá nêu cao vương quyền của Đức Kitô, đồng thời để giúp chúng ta sống lại
cảnh tượng Chúa Kitô khải hoàn tiến vào Giêrusalem. Người muốn tỏ uy quyền và
vinh quang của Người để chúng ta bền vững, tin tưởng và trung thành với Người.
SỨ ĐIỆP MÙA CHAY
ĐẦU TIÊN
CỦA ĐỨC THÁNH CHA
PHANXICÔ
“Ngài
đã trở nên nghèo để làm cho chúng ta được giàu có nhờ cái nghèo của Ngài” (x. 2
Cr 8,9) (tiếp theo)
Lý
do thúc đẩy Chúa Giêsu trở nên nghèo không phải là sự nghèo nàn tự nó, nhưng
như thánh Phaolô đã nói : “.. là để anh chị em trở nên giàu sang nhờ cái nghèo
của Ngài”. Đây không phải là một kiểu chơi chữ, một kiểu nói để gây ấn tượng !
Trái lại đó là một sự tổng lô-gíc của Thiên Chúa, lô-gíc yêu thương, lô-gíc
Nhập Thể và Thập Giá. Thiên Chúa đã không làm cho ơn cứu độ rơi xuống chúng ta
từ trên cao, như kẻ thương người lấy của dư thừa của mình mà làm phúc bố thí.
Đó không phải là tình yêu của Chúa Kitô! Khi Chúa Giêsu bước xuống sông
Giordano và chịu phép rửa của Gioan Tẩy Giả, Ngài không hành động vì thấy cần
phải thống hối, hoán cái ; Ngài làm như thế để nhập hàng giữa dân chúng là
những người đang cần ơn tha thứ, Ngài ở giữa chúng ta là những người tội lỗi,
và gánh lấy tội lỗi của chúng ta. Đó chính là con đường Ngài chọn để an ủi
chúng ta, cứu thoát chúng ta, giải phóng chúng ta khỏi tình trạng lầm than.
Chúng ta có ấn tượng mạnh vì Thánh Tông Đồ nói rằng chúng ta đã được giải thoát
không phải nhờ sự giàu sang của Chúa Kitô, nhưng nhờ cái nghèo của Ngài. Tuy
Thánh Phaolô biết rõ “những sự phong phú khôn lường của Chúa Kitô” (Ep 3,8),
“là người được thừa tự mọi sự” (Dt 1,2). (xin xem tiếp ở bản tin tuần sau)
TIN TỨC
GIÁO HỌ ĐAKIM I
CHẦU MÌNH THÁNH CHÚA
Bài Tin Mừng Chúa nhật thứ
II mùa chay (Mt 17,1-9) ngày 16-3-2014 thuật lại việc Chúa Giêsu đưa 3 tông đồ
lên núi cao để chứng kiến biến cố hiển dung, thật thích hợp cho ngày chầu lượt
của giáo họ Đakim I, vì nhà thờ giáo họ được xây trên một ngọn đồi cao. Suốt
buổi sáng, các đoàn thể trong giáo họ Đakim I, thầy phó tế và các nữ tu Phúc Âm
Sự Sống đang phục vụ tại giáo họ Đa Tro, các nữ tu HDMTG/PT đang phục vụ tại
giáo họ La Dày và Đakim II, HĐMV và giáo dân các giáo họ lân cận như Đa Kim II,
La Dày, cùng nhau leo lên nhà thờ trên đồi cao để chiêm ngưỡng vinh quang của
Chúa trong bí tích Thánh Thể. Sáng sớm vượt qua chặng đường 100km, cha hạt
trưởng Phan Thiết đã tranh thủ thời gian đi thăm các giáo họ Đaguri, Đa Tro, La
dày, Đa Kim II và đến chủ sự phiên chầu bế mạc lúc 11g00. Giáo họ Đakim I hiện
có 81 gia đình với 332 giáo dân, do cha Giacôbê Tống Thành Luyến phụ trách.
LỄ BỔN MẠNG ĐGM.
GIÁO PHẬN
Ngày 18-3-2014, Giáo Phận
Phan Thiết hân hoan mừng kính Thánh Giuse bổn mạng ĐGM. Gp. và 29 linh mục tại
Nhà Thờ Chính Tòa. Thánh lễ trọng thể được cử hành lúc 8g00 sáng do Đức Cha
Giuse chủ sự. Đồng tế với ngài có Đức Cha Phaolô, cha TĐD và hơn 100 linh mục,
cùng với sự tham dự của mọi thành phần dân Chúa trong Giáo Phận. Trong bài
giảng, Đức Cha Giuse nhấn mạnh về sự công chính của Thánh Giuse được thể hiện
qua việc : Tuân giữ luật Chúa, tuân nghe Lời Chúa và tuân hành ý Chúa. Chắc hẳn
đó cũng là những việc mà mỗi người chúng ta hôm nay cần noi theo. Xin Chúa , nh ờ
lời chuyển cầu của Thánh Giuse, ban cho ĐGM Gp, quý cha và những người mang
thánh hiệu Giuse, cũng như các gia trưởng và mọi người, biết noi gương công
chính của Thánh Giuse, luôn sống thực thi thánh ý Chúa mỗi ngày.
LỄ THÁNH GIUSE,
BỔN MẠNG GIA TRƯỞNG
Nhận lời mời của cha chánh
xứ, cha cố Phêrô Phạm Tiến Hành đã dâng Thánh lễ kính Thánh Giuse bổn mạng hội
gia trưởng gx. Chính Tòa lúc 6g00 chiều ngày 19-3-2014. Dựa vào đoạn Tin Mừng
Mt 1,16.18–21.24a, cha cố mời gọi anh em gia trưởng và mọi người hãy noi gương
Thánh Giuse luôn lắng nghe và vâng theo thánh ý Chúa trong đời sống mỗi ngày.
KHÓC VỚI NGƯỜI
KHÓC
Anh Giuse Nguyễn Thơm, 52t, ở gh. Anrê Kim Thông,
qua đời ngày 17-03-2014. Thánh lễ an táng lúc 4g30 sáng thứ năm ngày 20-03-2014
tại Nhà Thờ Chính Tòa, và được an táng tại nghĩa trang Vinh An. Anh Phêrô Lê
Quốc Huấn, 34t, ở gh. Ximon Hòa, qua đời ngày 21-3-2014. Xin hiệp ý cầu nguyện
cho hai linh hồn Giuse và Phêrô được sớm về hưởng kiến tôn nhan Chúa.
THÔNG BÁO
1. Thứ ba ngày 25-3-2014, Lễ
Truyền Tin, lễ trọng ; sẽ có hai Thánh lễ tại Nhà thờ Chính Tòa lúc 5g00 sáng
và 6g00 chiều, một Thánh lễ tại gh. Matthêu Gẫm, Tiến Thành lúc 4g00 chiều.
2. Thứ bảy ngày 29-03-2014,
có rửa tội cho trẻ sơ sinh lúc 7 giờ sáng. Xin nạp sổ gia đình công giáo về nhà
xứ và đến đúng giờ.
3. Mời quý vị trong HĐMV
giáo xứ, các giáo họ, đại diện các đoàn thể, tham dự phiên họp hàng tháng vào
lúc 8g30 sáng Chúa Nhật ngày 30-03-2014.
4. Giáo xứ chân thành cám ơn
:
- Quý ân nhân ủng hộ Nhà thờ
Tiến Thành : Nguyễn Thị Thu Hà ở Mỹ : 200 US D,
A/C Dần + Trang ở Phan Rí : 1.000.000$, Ô.
Nguyễn Thuận ở Mỹ : 6.000.000$, Spa Kiều (90 TKH. PT) : 2.000.000$.
- Giáo dân Tiến Thành đóng góp : Nguyễn Thị Hạnh : 1.000.000$,
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét