14-4-2013
LỜI CHÚA: Ga 21, 1-14
Khi ấy,
lúc các môn đệ đang ở bờ biển Tibêria, Chúa Giêsu lại hiện đến. Công việc đã
xảy ra như sau: "Simon-Phêrô, Tôma (cũng gọi là Ðiđymô), Nathanael quê tại
Cana xứ Galilêa, các con ông Giêbêđê, và hai
môn đệ khác nữa đang ở với nhau. Simon Phêrô bảo: "Tôi đi đánh cá
đây". Các ông kia nói rằng: "Chúng tôi cùng đi với ông". Mọi
người ra đi xuống thuyền. Nhưng đêm ấy các ông không bắt được con cá nào. Lúc
rạng đông, Chúa Giêsu hiện đến trên bờ biển, nhưng các môn đệ không biết là
Chúa Giêsu. Người liền hỏi: "Này các con, có gì ăn không?" Họ đồng
thanh đáp: "Thưa không". Chúa Giêsu bảo: "Hãy thả lưới bên hữu
thuyền thì sẽ được". Các ông liền thả lưới và hầu không kéo nổi lưới lên,
vì đầy cá. Người môn đệ Chúa Giêsu yêu liền nói với Phêrô: "Chính Chúa đó".
Simon Phêrô nghe nói là Chúa, liền khoác áo vào, vì đang ở trần, rồi nhảy xuống
biển. Các môn đệ khác chèo thuyền vào và kéo lưới đầy cá theo, vì không còn xa
đất bao nhiêu, chỉ độ hai trăm thước tay.
Khi các
ông lên bờ, thấy có sẵn lửa than, trên để cá và bánh. Chúa Giêsu bảo: "Các
con hãy mang cá mới bắt được lại đây". Simon Phêrô xuống thuyền kéo lưới
lên bờ. Lưới đầy toàn cá lớn; tất cả được một trăm năm mươi ba con. Dầu cá
nhiều đến thế, nhưng lưới không rách. Chúa Giêsu bảo rằng: "Các con hãy
lại ăn". Không ai trong đám ngồi ăn dám hỏi "Ông là ai?", vì mọi
người đã biết là Chúa. Chúa Giêsu lại gần, lấy bánh trao cho các môn đệ; Người
cũng cho cá như thế. Ðây là lần thứ ba, Chúa Giêsu đã hiện ra với các môn đệ
khi Người từ cõi chết sống lại.
Suy Niệm:
Chúa
Giêsu Phục Sinh hiện đến và cho các tông đồ kéo được một mẻ lưới đầy cá. Sức
sống Chúa Phục Sinh được ban cho các tông đồ để biến đổi các ông từ chỗ làm
việc không mấy kết quả đến có kết quả ngoài sức tưởng tượng.
Ngày nay
Ðức Giêsu Phục Sinh cũng vẫn đang hiện diện và đồng hành giữa chúng ta. Ngài
vẫn tiếp tục can thiệp vào từng công việc, từng cảnh huống trong cuộc đời của
chúng ta. Trong niềm tin phó thác hoàn toàn theo sự hướng dẫn của Ngài, cuộc
đời chúng ta sẽ được hạnh phúc tràn đầy.
Cầu Nguyện:
Lạy Chúa
Giêsu, xin thánh hóa cuộc sống của chúng con. Xin thánh hóa từng công việc của
chúng con. Mỗi khi chúng con bắt tay làm việc xin Chúa giúp sức, để từ khởi sự
đến khi hoàn thành, chúng con đều cậy nhờ ân sủng của Chúa. Amen.
64- Hỏi : tại sao Thiên Chúa lại tạo dựng
con người có nam có nữ ?
Thưa : Thiên Chúa là tình yêu
và là một cộng đoàn mẫu mực. Vì thế, Ngài dựng nên con người có nam có nữ, để
cùng với nhau họ có thể trở thành hình ảnh của Thiên Chúa.
65-Hỏi :
Những người đồng tính là gì?
Thưa : Giáo hội tin rằng trong
ý định của Thiên Chúa về công trình tạo dựng, người nam và người nữ kết hợp với
nhau để yêu thương và bổ túc cho nhau, đồng thời sự kết hợp đó hướng đến việc
sinh sản con cái. Đó là lý do tại sao Giáo hội không chấp nhận tình trạng đồng
tính. Tuy nhiên, các Kitô hữu không được phép loại trừ ai, vì mọi người được
Thiên Chúa yêu thương và tôn trọng.
66-
Hỏi : Con người chịu đau khổ và chết có nằm trong chương trình của Thiên
Chúa không?
Thưa : Thiên Chúa hoàn toàn
không bao giờ muốn con người phải chịu đau khổ và chết, bởi vì ý định ban đầu
của Thiên Chúa là mọi người được hưởng phúc thiên đàng, nghĩa là được sống vĩnh
cửu và bình an với Thiên Chúa và với nhau.
TIN TỨC
ĐỨC
GIÁO HOÀNG GẶP NHÀ LÃNH ĐẠO GH TIN LÀNH ĐỨC VÀ TỔNG THƯ KÝ LIÊN HIỆP QUỐC
Sáng thứ Hai 08-4-2013, ĐGH Phanxicô đã gặp gỡ
mục sư Nikolaus Schneider và phu nhân tại Vatican . Đây là cuộc tiếp kiến đầu
tiên của ĐGH Phanxicô với vị lãnh đạo GH Tin Lành tại Đức. Trong cuộc gặp gỡ
kéo dài 30 phút, hai nhà lãnh đạo đã nói về đại kết và về các vị tử đạo như một
mối dây liên kết các Kitô hữu, cũng như kỷ niệm 500 năm cuộc Cải cách vào năm
2017 tới đây. GH Tin Lành tại Đức là một liên hiệp gồm 22 Giáo hội, với số tín
hữu chiếm một phần ba dân số cả nước.
Sáng thứ Ba 09-4-2013, ĐGH
Phanxicô đã tiếp ông Ban Ki-moon, Tổng thư ký Liên hiệp quốc viếng thăm Tòa Thánh; sau đó
ông Tổng thư ký đã gặp ĐHY Quốc vụ khanh Tarcisio Bertone, và Đức ông Antoine
Camilleri, Thứ trưởng Ngoại giao Tòa Thánh. Đây là cuộc gặp gỡ theo thông lệ
vẫn có giữa Liên hiệp quốc và Tòa Thánh. Trong cuộc đàm luận, Tòa Thánh “đánh giá cao vai trò trung tâm của Liên hiệp
quốc trong việc duy trì hòa bình trên khắp thế giới, trong việc thăng tiến các
lợi ích chung của nhân loại và bảo vệ các quyền con người cơ bản”. Đồng
thời, ĐTC nhấn mạnh sự đóng góp đặc biệt của Giáo hội Công giáo vào việc tôn
trọng phẩm giá toàn vẹn của con người và việc thúc đẩy nền văn hóa đối thoại
vốn sẽ giúp thực hiện những mục tiêu cao nhất của Liên hiệp quốc.
(Tổng hợp từ bản
tin của HĐGM Việt Nam)
HỘI
VIÊN LEGIO MARIAE THUỘC CURIA TP PHAN THIẾT MỪNG LỄ ĐỨC MẸ ĐƯỢC TRUYỀN TIN
Lễ Truyền tin cho Đức Mẹ là lễ hội Acies của Legio
Mariae. Hàng năm lễ Truyền Tin là ngày 25/3, nhưng năm nay trùng vào Tuần Thánh
nên được dời vào ngày 8/4 thứ hai sau CN II PS. 360 anh chị em hội viện trong
Curia TP PT gồm các gx Mũi Né, Rạng, Phú Hài, Thanh Hải, Vinh Thủy, Vinh Phú,
Đông Hải, Thánh Mẫu, Phú Hội, Chính Tòa (110 hội viên trưởng thành hoạt động
cùng tán trợ và 10 em thiếu thời), đại
diện của Curia Thuận Bắc, đã tập trung về nhà thờ Đông Hải dự lễ Acies. Cha Hạt
trưởng Phan Thiết đã đến ban huấn dụ cho đại hội. Sau khi tuyên hứa, anh chị em
đã sốt sáng dự thánh lễ mừng Đức Mẹ được truyền tin do cha GB Ngô Đình Long,
quản xứ Đông Hải, là linh giám của Curia, cử hành.
CÁC
CHA GIÁO HẠT PHAN THIẾT TĨNH TÂM THÁNG 4
Sáng ngày 10/4/2013, các cha trong hạt Phan Thiết đã
về nhà thờ Chính Tòa tham dự buổi tĩnh tâm tháng 4. Các cha đã cùng nhau suy
niệm, cầu nguyện trước Thánh Thể Chúa theo bài Tin Mừng ngày thứ tư tuần II mùa
PS. Sau đó các cha lên hội trường giáo xứ để chia sẽ những sinh họat mục vụ của
giáo hạt trong thời gian vừa qua: chuyến viếng thăm của ĐTGM Leopoldo Girelli,
Đại Diện Tòa Thánh tại các giáo xứ trong giáo hạt: Tầm Hưng, Kim Ngọc, Rạng,
Mũi Né. Công trình xây dựng các nhà thờ trong giáo hạt: nhà thờ thánh Giuse
Thợ, giáo họ huyện đảo Phú Quý đang khẩn
trương hoàn tất những công đoạn cuối cùng để sẵn sàng cho ngày cung hiến
01/5/2013. Nhà thờ giáo họ Hàm Phú, xã Hàm Phú, huyện Hàm Thuận Bắc, thuộc gx
Ma Lâm, khởi công từ đầu năm 2013, đang chuẩn bị lợp mái. Nhà thờ Thánh Máthêu
Gẫm, xã Tiến Thành, TP Phan Thiết, thuộc gx Chính Tòa và nhà thờ Dân Lễ (Gia
Le), xã Thuận Hòa, huyện Hàm Thuận Bắc, thuộc gx Hồng Liêm: 2 nhà thờ này đã có
chủ trương của UBND tỉnh Bình Thuận cho phép xây dựng từ đầu năm 2012, nhưng đã
phải chờ hơn 1 năm nay vẫn chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để
tiến hành xây dựng. Buổi tĩnh tâm kết thúc sau bữa cơm trưa trong tình huynh
đệ.
Thời thơ ấu và trai trẻ (1906-1932)
Giáo phận Hà Nội (1932-1959)
Nhân kỷ niệm 30 năm ngày giỗ Cha Victor Caillon (Cố Năng) (1906-1983)
Gíáo xứ
giới thiệu một bài viết về Cha
Thời thơ ấu và trai trẻ (1906-1932)
Cha Victor Caillon sinh ngày
18 tháng bảy 1906, ở Châtelier, ngôi làng của thị xã Campbon, Giáo phận Nantes . Cha từng học tại Tiểu chủng viện Montfortain de Pontchâteau, rồi Tiểu chủng viện Giáo phận Des Couets gần Nantes .
Cha được nhận vào Chủng viện Thừa sai hải ngoại ngày 30 tháng Tám năm 1929. Do sự phản đối của giám mục sở tại không cho chủng sinh ra đi, nên cha Victor Caillon chỉ được vào phố Bac, ngày 23 tháng chín 1929. Được thụ phong linh mục ngày 29 tháng sáu 1932,
cha nhận bài sai đi truyền giáo tại Giáo phận Hà Nội. Cha đến Hà Nội khoảng tháng 10 năm 1932.
Giáo phận Hà Nội (1932-1959)
Cha học tiếng Việt tại giáo xứ nhỏ Cô-Liêu, sát bên cạnh Tiểu chủng viện Hoàng Nguyên. Tháng năm 1933, cha hoàn thiện tiếng Việt và chuẩn bị công tác mục vụ với cha Hébrard, ở Thường Lâm, hơn hai năm. Cha được bổ nhiệm làm cha phó ở nhà thờ Chính Toà trong hơn một năm. Trong thời gian này, ngoài công tác mục vụ, cha còn tham gia vào việc tu bổ lại đàn phong cầm của nhà thờ Chính Toà. Để kiếm nguồn vốn cho công việc này, cha tổ chức một buổi hoà nhạc lớn với sự cộng tác của những nhạc sĩ nổi tiếng của thành phố và sự giúp đỡ của ban quân nhạc của Pháp.
Năm 1936, cha Caillon, phụ trách giáo xứ Đức Mẹ Các Thánh Tử Đạo, thường được gọi là nhà thờ Cửa Bắc. Giáo xứ này nằm đối diện với cửa bắc của Thành Hà nội. Nhiều vị tử đạo đã đi ra cửa này để hiên ngang đến pháp trường trên bờ sông Hồng, chẳng hạn như chân phước Théophane Vénard, Cha Caillon biểu lộ tất cả lòng nhiệt tình của cha tại giáo xứ này cho đến tháng Sáu năm 1949. Dưới sự lãnh đạo của cha, giáo xứ có nhiều đổi mới đáng kể. Trước tiên, cha phục hồi việc tôn kính các Thánh Tử Đạo đã bị lãng quên. Bệnh viện Saint-Paul cũng ở cách đó không xa và thuộc giáo xứ Các Thánh Tử Đạo, cha Caillon thường xuyên đi thăm các bệnh nhân và rửa tội cho trẻ em tại phòng sanh của bệnh viện này khi có sự yêu cầu của cha mẹ chúng.
Năm 1936, cha Caillon, phụ trách giáo xứ Đức Mẹ Các Thánh Tử Đạo, thường được gọi là nhà thờ Cửa Bắc. Giáo xứ này nằm đối diện với cửa bắc của Thành Hà nội. Nhiều vị tử đạo đã đi ra cửa này để hiên ngang đến pháp trường trên bờ sông Hồng, chẳng hạn như chân phước Théophane Vénard, Cha Caillon biểu lộ tất cả lòng nhiệt tình của cha tại giáo xứ này cho đến tháng Sáu năm 1949. Dưới sự lãnh đạo của cha, giáo xứ có nhiều đổi mới đáng kể. Trước tiên, cha phục hồi việc tôn kính các Thánh Tử Đạo đã bị lãng quên. Bệnh viện Saint-Paul cũng ở cách đó không xa và thuộc giáo xứ Các Thánh Tử Đạo, cha Caillon thường xuyên đi thăm các bệnh nhân và rửa tội cho trẻ em tại phòng sanh của bệnh viện này khi có sự yêu cầu của cha mẹ chúng.
Trên vùng đất thuộc giáo xứ có một giáo điểm quan trọng gọi là giáo điểm « Bãi cát”, Nhiều năm trước đó, toà giám mục đã thuê thành phố một khu đất rộng trên bờ sông Hồng để định cư ở đó những giáo dân nghèo đến từ khắp nơi. Giáo điểm đã phát triển và có gần 1.500 người. Cha Caillon tiến hành xây dựng nhà thờ dâng kính thánh Têrêsa cho giáo dân ở đây. Nhà thờ được khánh thành ngày 1 tháng 11 năm 1941.
Sự từ trần của Đức giám mục Chaize, ngày 28 tháng Hai
năm 1949 đã làm thay đổi nhiều điều. Trong khi chờ đợi toà thánh bổ nhiệm một giám mục mới, cha Vuilliard tạm thời lãnh đạo giáo phận, nhưng vì sức khỏe yếu, nên cha giao quyền này lại cho cha Caillon xử lý.
Lúc bấy giờ Toà thánh muốn Giáo phận truyền giáo nên được giao lại cho hàng giáo phẩm Việt Nam
đảm nhiệm. Tân giám mục tông toà, ĐC Trinh Nhu Khuê, được bổ nhiệm ngày 18 tháng hai 1950. Cha Vuilliard đã trở về Pháp và chết không lâu sau khi trở về quê hương. ĐC Khuê được tấn phong ngày 15 tháng tám
1950 và ngay sau đó bổ nhiệm cha Caillon làm cha Tổng đại diện giáo phận.
Cũng trong thời gian này, để đáp ứng với tình hình mới của Hội Thừa sai, cha Caillon được bổ nhiệm làm Bề trên Tổng quyền phụ trách miền Bắc Việt Nam. Ở cương vị này, cha tham gia Đại hội nghị của Hội năm 1950. Cha đã có những đóng góp đáng kể vào những quyết định của Hội nghị.
Không bao lâu sau ngày thụ phong giám mục, Đức Cha Khuê đi thăm châu Âu và cha Caillon trở thành người hướng dẫn Đức cha trong những chuyến đi hành hương khác nhau. Cả hai trở về Hà Nội cuối tháng Mười 1950.
Cha Caillon là người cộng tác đắc lực của Đức cha Khuê trong tình hình mới với nhiều khó khăn của giáo phận Hà Nội vừa được chuyển giao cho hàng giáo phẩm Việt Nam . Đức cha Khuê phân công cho Hội Thừa sai phụ trách địa bàn kém phát triển của giáo phận. Với tư cách là tổng đại diện của Giáo phận, Cha Caillon đã hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Cũng cần nói thêm cha là linh mục cố vấn tận tuỵ và đầy khả năng cho Đức cha Khuê. Mỗi buổi sáng, cha đều có cuộc gặp gỡ với Đức cha để xem xét những vấn đề của Giáo phận. Cha rất dè dặt về tất cả những vấn đề của Giáo phận không liên quan trực tiếp đến các cha thừa sai. Cha còn làm cố vấn bên cạnh các đan sĩ dòng Cát Minh và các Nữ tu dòng Saint-Paul de
Chartres.
Sau hiệp định Genève, cha Caillon vẫn còn ở lại Hà Nội 5 năm và đến cuối tháng Mười Một 1959, Nhà Nước buộc cha phải về Pháp.
Sau hiệp định Genève, cha Caillon vẫn còn ở lại Hà Nội 5 năm và đến cuối tháng Mười Một 1959, Nhà Nước buộc cha phải về Pháp.
Giáo phận Nha Trang (1960-1975)
Qua lời yêu cầu của Đức cha Piquet, Giám mục Tông toà Nha Trang, cha Caillon đến phục vụ cho giáo phận này ngày 20 tháng Chín 1960. Ngày 9 tháng Giêng 1961, cha được bổ nhiệm làm cha sở Phan Thiết, vị trí mà cha phụ trách cho đến tháng Bảy 1968. Trong thời gian phục
vụ tại gx PT, Ngài đã xây dựng nhà xứ. Nhà xứ này vẫn được sử dụng cho đến ngày
nay và vừa được sơn lại
Vào thời gian này, việc đi đứng của cha trở nên rất khó khăn. Cha phải về Pháp để giải phẫu hai đầu gối. Sau cuộc giải phẫu thành công, cha trở lại Nha Trang vào tháng Mười 1970. Cha được giao phụ trách cha sở họ Hoà Tân. Cha ở đó cho đến ngày 28 tháng Chín 1975,
ngày cha rời khỏi Việt Nam lần thứ hai.
Trở về nước Pháp (1975-1983)
Ngày 22 tháng Tư 1976, cha được bổ nhiệm làm cha tuyên uý của các nữ tu Đa Minh ở Amillis, không xa
Coulommiers. Đó là nhà nghỉ dưỡng dành cho những người già hoặc ốm đau bệnh tật. Công việc mục vụ này rất thich hợp với cha. Không bao lâu sau đó, theo lời yêu cầu của bà Bề trên Tổng quyền của Dòng Tiểu Muội của Người nghèo, cha Caillon rời khỏi Amillis để đến sống tại Tour Saint-Joseph, Nhà mẹ của Dòng Tiểu Muội của những Người nghèo, không xa gia đình cha ở Loire-Atlantique bao nhiêu.
Ngày 7 tháng Mười Hai 1978, do tình trạng đôi chân đau yếu, cha quyết định rời khỏi chức vụ và đến nghỉ dưỡng luôn tại Montbeton.
Tại nhà nghỉ dưỡng này, cha cố gắng đi bộ trong công viên để chống lại bệnh tật. Cha còn đọc sách cho những người mù, giải tội cho một số giáo dân sống gần nhà nghỉ dưỡng.
Tại nhà nghỉ dưỡng này, cha cố gắng đi bộ trong công viên để chống lại bệnh tật. Cha còn đọc sách cho những người mù, giải tội cho một số giáo dân sống gần nhà nghỉ dưỡng.
Với tuổi già sức yếu, cha càng ngày càng đi đứng khó khăn. Hơn nữa, trái tim của cha đã suy yếu từ lâu cũng gây thêm nhiều rắc rối. Cha phải dùng pin để trợ tim hoạt động. Toàn bộ hệ thống tiết niệu của cha cũng càng ngày càng bị bế tắc. Mặc dù được chăm sóc đặc biệt, bệnh tình của cha cũng không được cải thiện. Các bác sĩ đành phải cho đưa cha về Montbeton để cha có thể ra đi giữa các cha bạn đồng nghiệp.
Cha từ trần ngày 15 tháng Tư năm 1983, vào buổi sáng. Thánh lễ an táng diễn ra ngày 18 tháng Tư, rất đông bà con của cha từ Loire-Atlantique đến chung lời cầu nguyện cùng với các bạn đồng nghiệp của cha. Trong thánh lễ an táng, cha Pierre Gauthier, cha bạn gần gũi của cha ở địa phận Nha Trang, đã đọc điếu văn ca ngợi công đức của cha. Thi hài cha được an táng tại nghĩa trang Montbeton nơi an nghỉ của nhiều đồng nghiệp của cha ở giáo phận Hà Nội. Một Thánh lễ cầu nguyện cho cha cũng được tổ chức tại nhà thờ Chính Toà Hà Nội sau đó.
Cha từ trần ngày 15 tháng Tư năm 1983, vào buổi sáng. Thánh lễ an táng diễn ra ngày 18 tháng Tư, rất đông bà con của cha từ Loire-Atlantique đến chung lời cầu nguyện cùng với các bạn đồng nghiệp của cha. Trong thánh lễ an táng, cha Pierre Gauthier, cha bạn gần gũi của cha ở địa phận Nha Trang, đã đọc điếu văn ca ngợi công đức của cha. Thi hài cha được an táng tại nghĩa trang Montbeton nơi an nghỉ của nhiều đồng nghiệp của cha ở giáo phận Hà Nội. Một Thánh lễ cầu nguyện cho cha cũng được tổ chức tại nhà thờ Chính Toà Hà Nội sau đó.
Cha Caillon luôn luôn là người của nhiệm vụ, một linh mục nhiệt tình, nhưng đồng thời cũng thận trọng trong các sáng kiến riêng. Giống như Kinh Thánh nói, cha biết “ngồi” để cầu nguyện và suy nghĩ trước khi hành động. Ngoài ra, tính khí của cha có hơi rụt rè. Được thôi thúc bởi lòng nhiệt tình, có khi cha phản ứng nhanh và có những nhận xét không phải lúc nào cũng dễ chịu. Chúng ta không thể nói cha bị ảnh hưởng bởi uy quyền, nhưng cha biết làm cho mọi người tôn trọng nó và đôi khi với một cách hơi cứng rắn. Cha làm mọi cách để tự chế ngự mình, nhưng đôi khi sự thành công đã không đáp ứng lại những cố gắng của cha.
Trong gần một năm, cha đã điều hành Giáo phận Hà Nội một cách khôn ngoan và thận trọng. Từ năm 1950, cha là một trong số những cố vấn của Đức Cha Khuê. Việc ra đi của cha chắc chắn đã để lại một khoảng trống lớn lao và gây không ít khó khăn sâu sắc cho vị tân giám mục và tất cả các linh mục Việt nam từng yêu mến cha rất nhiều.
Toàn bộ hoạt động của cha Caillon được linh hứng bởi cuộc sống cầu nguyện thường xuyên và sâu sắc, nhưng không phô trương.
Những đặc tính trên đã giúp cha thực hiện tốt ơn gọi linh mục và truyền giáo của cha và trở thành con người không thể thiếu trong nhiều hoàn cảnh đặc biệt, vì phần rỗi của mọi người trong các giáo phận truyền giáo.
Tác giả
bài viết: Nguyễn Kim Ngân chuyển ngữ
Nguồn :
gpnhatrang
THÔNG BÁO
1. Giáo phận gửi đến mỗi gia đình 1
bì thư xin quảng đại giúp đỡ quỹ chủng viện gp Phan Thiết.
2. Xin mời những người đã ghi tên
theo học lớp giáo lý hôn nhân và dự tòng, tập trung về nhà giáo lý vào lúc 7g30
tối thứ ba ngày 16/4/2013 để bắt đầu khóa học.
3. Giáo xứ chân thành cám ơn: 1 ân
nhân gh Ximon Hòa: 500.000$, 1 ân nhân gh Anrê Trông: 2.000.000$.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét